Tiêu chuẩn 28TCN121 : 1998 CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP V1 BỐ MẸ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

  LỜI NÓI ĐẦU : 28 TCN 121 : 1998 'Cá nước ngọt - Cá chép V1 bố mẹ - Yêu cầu kỹ thuật' do Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 339/1998/QÐ-BTS ngày 11 tháng 7 năm 1998.  

CÁ NƯỚC NGỌT - CÁ CHÉP V1 BỐ MẸ - YÊU CẦU KỸ THUẬT

Freshwater fish - Seleced common carp brood stock (V1) - Technical requirements

1. Ðối tượng và phạm vi áp dụng.

1.1 đối tượng

Tiêu chuẩn này quy định những chỉ tiêu, chất lượng của cá chép V1 bố mẹ.

Cá chép V1 bố mẹ được tạo ra từ các dòng cá chép Hungri, chép vàng Inđônêxia, chép vẩy trắng Việt Nam và đã qua chọn lọc nhiều thế hệ tại Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I theo sơ đồ tạo giống trong Phụ lục 1.

2.2 Phạm vi áp dụng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống cá chép V1 trong phạm vi cả nước.

2. Yêu cầu kỹ thuật

2.1 Cá bố mẹ để nuôi vỗ

Chất lượng cá bố mẹ tuyển chọn để nuôi vỗ phải theo đúng mức và yêu cầu quy định trong bảng 1.

Bảng 1 : Yêu cầu kỹ thuật tuyển chọn cá bố mẹ để nuôi vỗ

Chỉ tiêu

Mức và yêu cầu

 

Cá cái

Cá đực

1. Tuổi cá (năm

2 - 6 (thích hợp 3 - 4)

2. Khối lượng (kg)

1,5 - 6,0 (thích hợp 2 - 4)

1,0 - 6,0 (thích hợp 2 - 4)

3. Ngoại hình

Không dị hình, toàn thân phủ vẩy kín, trơn nhẵn không sây sát

4. Màu sắc

vàng nhạt

5. Trạng thái hoạt động

Cá khoẻ mạnh, hoạt động bình thường

6. Mức cảm nhiễm bệnh

Theo quy định trong Phụ lục 2

2.2 Cá bố mẹ cho đẻ

Chất lượng cá bố mẹ chọn để cho đẻ phải theo đúng yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 2.

Bảng 2 : Yêu cầu kỹ thuật chọn cá bố mẹ để cho đẻ

Chỉ tiêu

Yêu cầu kỹ thuật

 

Cá cái

Cá đực

1. Ngoại hình

- Bụng to, da bụng mỏng, mềm

- Toàn thân không sây sát

- Bụng to, da bụng mỏng, mềm

- Toàn thân không sây sát, có các nốt sần ở nắp mang (đặc điểm sinh dục phụ)

2. Tuyến sinh dục

- Lỗ sinh dục lồi lên và có màu hồng.

- Buồng trứng to, mềm và đàn hồi.

- Các hạt trứng rời nhau có kích thước đồng đều (1,15 - ,17mm) màu ngà vàng sáng bóng

Sẹ đặc màu trắng sữa

3. Trạng thái hoạt động

Cá khoẻ mạnh, hoạt động bình thường

4. Mức cảm nhiễm bệnh

Theo qui định trong Phụ lục 2

3. Phương pháp kiểm tra

3.1.1 Dụng cụ kiểm tra

Một số dụng cụ chủ yếu để kiểm tra chất lượng cá chép V1 bố mẹ quy định trong bảng 3.

Bảng 3 : Dụng cụ kiểm tra chất lượng cá chép V1 bố mẹ

Danh mục

Quy cách, đặc điểm

Số lượng

1. Panh

Loại thẳng

1 - 2

2. Phiến kính

Kích thước 30 x 60 x 1mm

5 - 10

3. Kính giải phẫu hoặc kính lúp

Thị trường kính x 10 x 20

1

4. Cân đĩa đồng hồ

Cân được tối đa 10 kg, độ chính xác 0,1 kg

1

5. Que thăm trứng

Dài 300 mm

1

6. Túi vải

400 x 600 mm

4

3.2 Lẫy mãu

Kiểm tra toàn bộ số cá chọn để nuôi vỗ, hoặc chọn để cho đẻ.

3.3 Kiêm tra các chỉ tiêu

3.3.1 Ngoại hình, Màu sắc, Trạng thái hoạt động

Quan sát từng cá thể trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Căn cứ vào những quy định trong bảng 1 và bảng 2 để đánh giá về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá.

3.3.2 Tuổi cá.

Xác định tuổi cá theo phương pháp của LF.Pravdin, Bản dịch Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật 1973.

3.3.3 Khối lượng

Bắt từng cá thể cho vào túi vải để cân xác định khối lượng cá.

3.3.4 Tuyến sinh dục

3.3.4.1 Cá cái

Quan sát từng cá thể về hình dáng buồng trứng, lỗ sinh dục trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Dùng tay để cảm nhận độ mềm và độ đàn hồi của buồng trứng. Sau đó, dùng que thăm trứng lấy trứng đặt trên phiến kính, quan sát các hạt trứng dưới ánh dáng tự nhiên.

3.3.4.2 Cá đực.

Lần lượt với từng cá thể, vuốt nhẹ hai bên bụng gần hậu môn cá cho sẹ chảy ra, quan sát sẹ bằng mắt dưới ánh sáng tự nhiên.

3.3.5 Mức cảm nhiễm bệnh.

Kiểm tra chỉ tiêu Mức cảm nhiễm bệnh của cá chép V1 bố mẹ theo 28 TCN 101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện.

4. Phụ lục

4.1 Sơ đồ lai chọn cá chép V1

Sơ đồ lai chọn lọc tạo cá chép V1

 

Chép trắng Việt Nam

 

Chép vẩy Hungari

 

Chép vàng Inđônêxia

 

V

 

H

 

I

F1 (đơn)

H.I

 

I.V

 

V.H

 

E V x G H.I

 

E H x G I.V

 

E I x G V.H

F1 (kép)1986

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F2 1998

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I(V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F3 1989

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F4 1991

V(H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

 

 

 

Chọn lọc hàng loạt

 

 

F5 1993

V (H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

Chọn lọc hàng loạt

F6 1995

V (H.I)

 

H (I.V)

 

I (V.H)

4.2 Mức cảm nhiễm bệnh

Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép V1 bố mẹ quy định trong bảng 4.

Bảng 4 : Tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm cho phép đối với một số bệnh chủ yếu của cá chép V1 bố mẹ.

(Theo Phụ lục 1 và Phụ lục 7 của 28TCN101 : 1997)

Tên bệnh

Dấu hiệu bệnh lý

 

 

Cho phép

Phải xử lý

Cho phép

Phải xử lỳ

1. Bệnh đốm đỏ xuất huyết

- Cá kém ăn, hoặc bỏ ăn, thường bơi trên tầng mặt.

- Thân, vây, gốc vây cá bị xuất huyết

< 10

10

Có 1 - 2 đốm đỏ, xuất huyết

Có nhiều vết đỏ, loét xuất huyết

2. Bệnh trùng mỏ neo

- Cá gầy yếu, kém ăn, đầu to, thân nhỏ.

-Thân, da, vây, mang cá màu sắc không bình thường

< 30

30

< 5 trùng/cá thể

5 trùng/cá thể

3. Bệnh rận cá

Trùng bám trên cơ thể cá để hút máu và làm viêm loét thân, da, mang.

< 30

30

< 10 trùng/cá thể

10 trùng cá thể

4. Bệnh sán lá đơn chủ

- Da cá tái, có nhiều nhớt.

- Mang cá có màu sắc nhợt nhạt, mất khả năng hô hấp

< 70 trùng

70 trùng

< 50

trùng/cung mang

50

trùng/cung mang

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây