Chào mừng 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2011). Sáng 16-2, tại Văn miếu Mao Điền (Cẩm Giàng) Đoàn Khối Các cơ quan tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ dâng hương và hưởng ứng Tết trồng cây mùa xuân. Tham dự có 80 đoàn viên thanh niên của 44 cơ sở đoàn trực thuộc, lãnh đạo Khối CCQ tỉnh cùng lãnh đạo Tỉnh đoàn Hải Dương.
Tại đây đoàn viên thanh niên Đoàn Khối CCQ tỉnh đã cùng nhau ôn lại truyền thống hiếu học của xứ Đông xưa và Hải Dương ngày nay.
Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng, được khởi dựng từ thời Lê Sơ (TK XV) tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, Phủ Thượng Hồng (Nay thuộc xã Vĩnh Tuy, Huyện Bình Giang) Văn miếu Mao Điền là nơi đạo tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ nho học. Trong 185 kỳ thi (từ năm 1075 - 1919) cả nước có 2898 tiến sỹ thì trấn Hải Dương 637 vị.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía Đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng "đất học" vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng phía trước. Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc.
Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu. Năm 1992 Văn Miếu Mao Điền được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nơi đây thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến tỉnh Hải Dương. Địa danh Mao Điền theo văn bia ghi lại mang ý nghĩa: Mao là cỏ lau; Điền là ruộng cấy. Nghĩa là từ xa xưa Mao Điền là một vùng đất bằng phẳng có nhiều cỏ lau.
Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành khang trang và uy nghi thể hiện được sự kính trọng của con cháu đời nay với những bậc tiền bối đi trước, xứng đáng là trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục.
Nhân dịp này các đoàn viên đã trồng gần 100 cây hoa trạng nguyên trong khuôn viên Văn Miếu điểm màu sắc rực rỡ cho khu di tích lịch sử quốc gia cũng như thể hiện tinh thần hiếu học của lớp tuổi trẻ ngày nay.
Hải Ninh
Văn Miếu Mao Điền là một trong những di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng, được khởi dựng từ thời Lê Sơ (TK XV) tại xã Vĩnh Lại, huyện Đường An, Phủ Thượng Hồng (Nay thuộc xã Vĩnh Tuy, Huyện Bình Giang) Văn miếu Mao Điền là nơi đạo tạo hàng ngàn cử nhân, tiến sỹ nho học. Trong 185 kỳ thi (từ năm 1075 - 1919) cả nước có 2898 tiến sỹ thì trấn Hải Dương 637 vị.
Xưa kia Hải Dương nằm ở phía Đông kinh thành nên gọi là xứ Đông, đây là vùng "đất học" vì thế triều Lê đã coi đây là một trong những trung tâm văn hoá giáo dục của cả nước, tiến hành tổ chức nhiều kỳ thi hội. Hàng năm đến kỳ thi, sĩ tử ở khắp nơi tề tựu về đây dựng lều chõng kín khắp cả khu cánh đồng phía trước. Văn Miếu Mao Điền từ vị trí là trường học của riêng trấn Hải Dương đã trở thành trường thi của cả vùng, góp phần giáo dục và đào tạo nhân tài cho địa phương và cho cả giang sơn xã tắc.
Năm 1948 giặc Pháp đánh chiếm Mao Điền, chúng biến Văn Miếu thành khu căn cứ chiếm đóng, phá nhà, xây lô cốt, tường rào kẽm gai xung quanh, tiến hành tàn sát, chém giết những người dân vô tội. Đạn bom và những năm tháng chiến tranh đã tàn phá di tích nặng nề. Từ một di tích lịch sử có thắng cảnh đẹp, Văn Miếu trở thành một nơi hoang phế. Trận bão năm 1973 đã đánh sập 5 gian nhà Giải vũ – Tây vu. Năm 1992 Văn Miếu Mao Điền được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia. Nơi đây thờ Khổng Tử và tôn vinh các bậc nho học tiêu biểu cho truyền thống văn hiến tỉnh Hải Dương. Địa danh Mao Điền theo văn bia ghi lại mang ý nghĩa: Mao là cỏ lau; Điền là ruộng cấy. Nghĩa là từ xa xưa Mao Điền là một vùng đất bằng phẳng có nhiều cỏ lau.
Năm 2002 được sự đầu tư, hỗ trợ của các ban, ngành Trung ương và các cấp Đảng bộ chính quyền tỉnh Hải Dương đã khởi công xây dựng, tu bổ lại Văn Miếu. Sau hơn hai năm nỗ lực thi công, công trình đã khánh thành khang trang và uy nghi thể hiện được sự kính trọng của con cháu đời nay với những bậc tiền bối đi trước, xứng đáng là trung tâm truyền thống văn hoá giáo dục của cả vùng đã được khôi phục.
Nhân dịp này các đoàn viên đã trồng gần 100 cây hoa trạng nguyên trong khuôn viên Văn Miếu điểm màu sắc rực rỡ cho khu di tích lịch sử quốc gia cũng như thể hiện tinh thần hiếu học của lớp tuổi trẻ ngày nay.
Hải Ninh