Xây dựng mô hình xử lý rơm, rạ làm phân hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất gạo an toàn góp phần giảm ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Bình Giang – tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Áp dụng chế phẩm vi sinh phù hợp cho sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ rơm rạ tại huyện Bình Giang.

- Sử dụng 620 tấn phân ủ từ việc xử lý rơm rạ bằng 2 loại chế phẩm Fitohoocmon và Bio – Plant để sản xuất 60 ha lúa chất lượng T10 trong 3 vụ (Vụ chiêm Xuân, vụ Mùa năm 2010 và vụ chiêm Xuân năm 2011) tại HTX NN Nhữ Thị (Thái Hoà), Nhân Quyền.

- Hoàn thiện qui trình xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

- Đánh giá hiệu quả xử lý rơm, rạ bằng chế phẩm vi sinh để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

2- Kết quả:

- Đã tiến hành điều tra tình hình sản xuất, canh tác, gieo trồng lúa, tình hình sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật hoá học và viếc ử dụng rơm, rạ sau thu hoạch, phế thải nông nghiệp để làm phân ủ hữu cơ vi sinh.

- Tập huấn kỹ thuật cho các hộ nông dân 2 HTXNN tham gia thực hiện mô hình. Ban chủ nhiệm đề tài – Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Bình Giang đã tổ chức được 7 lớp tập huấn, trogn đó 1 lớp tập huấn điều tra, 6 lớp tập huấn kỹ thuật dùng men vi sinh ủ với rơm, rạ tạo nguồn phân ủ hữu cơ vi sinh cho gần 1.000 lượt người tham gia mô hình tại xã Nhân Quyền và xã Thái Hoà. Sau hội nghị tập huấn các hộ nông dân đã hiểu và làm quy trình kỹ thuật, và tác dụng của mô hình phân ủ.

- Tổ chức dùng men vi sinh của 2 cồn ty TNHH NAB và Công ty cổ phần sinh học Fitohoomon xử lý 370 tấn rơm, rạ, men Bio – Plant xử lý 324 tấn). Kết quả là lượng phân ủ đạt yêu cầu kỹ thuật, về chất lượng. Phục vụ kịp thời để bón lót cho mô hình gieo cấy lúa chất lượng cao T10 thực hiện tại HTX trong 03 vụ của 02 năm 2010-2011.

- Trong quá trình thực hiện đề tài, các kết quả của đề tài đã nhanh chóng được phổ biến trên phương tiện thông tin đại chúng như: Báo Nông nghiệp đưa tin 1 lần; Báo Hải Dương đưa tin 4 lần; Đài PTTH Hải Dương đưa tin 4 lần; Hội thảo khoa học 2 lần; hội thảo tham quan đầu bờ 3 lần, phát 1.300 tờ quy trình. Góp phần nâng cao hiệu quả của đề tài trong sản xuất.

- Ban chủ nhiệm đề tài, cũng như cá hộ nông dân đã đánh giá được hiệu quả của 2 loại men vi sinh Fitohoocmon và Bio – Plant của 2 Công ty công nghệ sinh học Fitohoocmon Hà Nội, Công ty TNHH NAB và đưa vào nội dung hoàn thiện quy trình kỹ thuật ủ rơm, rạ làm phân ủ hữu cơ bằng men vi của 2 Công ty. Tuy nhiên qua thực tế khi áp dụng 2 loại men, thì loại men Fitohoocmon sau 10 ngày ủ các đống ủ sử dụng men Fitohoocmon lên nhanh và đều, nhiệt độ đạt 55-600C, rơm, rạ nhanh được phân huỷ hơn. Thời gian ủ trong điều kiện từ vụ chiêm sang vụ mùa (tháng 6-7), thời gian ủ ngắn từ 35-40 ngày thì sử dụng men Fitohoocmon thích hợp hơn men Bio – plant. Như vậy, để nhân rộng mô hình thì dùng chế phẩm men vi sinh của công ty Fitohoocmon là thích hợp hơn so với chế phẩm men vi sinh Bio – Plant.

- Việc xây dựng mô hình liên gia và mô hình hộ gia đình hộ gia đình, qua thực tế thì mô hình tại hộ gia đình có nhiều lợi thế hơn so với mô hình liên gia, như mô hình hộ gia đình chủ động về nguồn nguyền liệu, địa điểm, nguồn nước, chủ động về nhân lực, có điều kieenjc he phủ đồng ủ tốt hơn. Đặc biệt, ủ tại các hộ nông dân có thể tận dụng được các nguồn phân, như phân gia súc, gia cầm,cám gạo... làm tăng nguồn thức ăn, kích thích hệ vi sinh vật hoạt động mạnh hơn, vì thế đống ủ có nhiệt độ cao hơn, độ phân giải xenluloza nhanh hơn, và tạo ra một nguồn phân ủ có chất lượng cao hơn. Như vậy, hiệu quả của mô hình hộ gia đình là có nhiều ưu thế thuận lợi hơn và áp dụng nhân ra diện rộng được thuận lợi hơn mô hình liên gia.

- Đội ngũ cán bộ tham gia đề tài đã nâng cao được trình độ và kinh nghiệm triển khai đề tài cộng đồng.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tại huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

 

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Phương Vụ - Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Bình Giang      

Thời gian thực hiện: 2009-2010


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây