Triển khai mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương

1- Mục tiêu:

- Tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình cộng đồng tham gia quản lý và bảo vệ môi trường ở nông thôn.

- Nâng cao nhận thức về sản xuất gắn với bảo vệ môi trường tại cộng đồng.

- Xây dựng mô hình bãi rác hợp vệ sinh quy mô xã

2- Kết quả:

- Xác định được hiện trạng kinh tế - xã hội và môi trường của 3 xã tham gia dự án: Xá Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ; xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang; xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang. Cụ thể:

+ Môi trường của 3 xã đều có biểu hiện ô nhiễm, tại xã Hưng thịnh có mức độ ô nhiễm nhất trong 3 xã, 2 xã còn lại ô nhiễm ở mức nhẹ hơn do mức đô thị chưa cao, ít doanh nghiệp công nghiệp đóng trên địa bàn.

Việc xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải ở 3 xã chưa được quan tâm, tỷ lệ xử lý đạt 20-30% cộng với thói quen xả bừa bãi gây ô nhiễm môi trương, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân.

+ Ý thức để giải quyết môi trường tại cộng đồng thì chưa đồng nhất, một số nơi còn hạn chế (khi được hỏi về trách nhiệm bảo vệ môi trường là của ai, thì tại 3 xã có 68-79% người dân được hỏi trả lời trách nhiệm BVMT là của cộng đồng, 21%-32% cho rằng đây là công việc của chính quyền); Có 70%-84% người dân đồng ý là phải có tổ chức thu gom rác; có 62%-70% người dân được hỏi đồng ý đóng góp kinh phí VSMT, nhưng mức độ rất thấp từ 500đ-1000đ/người/tháng.

+ Hoạt động VSMT đã hình thành nhưng còn tự phát cả 3 xã đều đã có nhóm người thu gom rác, nhưng chưa cho tổ chức cụ thể, tỷ lệ thu gom rác đạt 30%-40%; tần xuất hoạt động 1-2 lần/tháng.

- Sau 1 năm thực hiện dự án đã nâng cao được ý thức BVMT cho cộng đồng tại các tham gia dự án. Người dân đã hình thành được các tập quán sinh hoạt mới trong sản xuất, sinh hoạt cũng như mối quan hệ trong cộng đồng. Bước đầu đã thực hiện được công tác xã hội hoá BVMT tại nông thôn.

- Đã xây dựng được mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường ở các xã tham gia dự án, thành lập được 03 nhóm năng suất xanh; 03 tổ tuyên truyền và kiện toàn 13 tổ thu gom rác trên địa bàn 03 xã tham gia dự án.

- Công tác bảo vệ môi trường đã có nhiều chuyển biến rất tích cực, người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường, tự đóng góp kinh phí VSMT; Môi trường của các xã đã được cải thiện đáng kể.

- Xây dựng được 03 bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh với diện tích, vị trí phù hợp với địa hình từng xã.

- Đội ngũ cán bộ tham gia dự án đã được nâng cao trình độ và kinh nghiệm triển khai dự án tại cộng đồng.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

  - Đề tài được ứng dụng tại xã Cộng Lạc, huyện Tứ Kỳ; xã Ninh Thành, huyện Ninh Giang; xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang.

 

Chủ nhiệm dự án: THs. Phạm Văn Bình - PGĐ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương     

Thời gian thực hiện: 2010-2011


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây