1001 chiêu làm giả tem kiểm định, “móc túi” người tiêu dùng

Bộ đồ chơi có mẫu chứng nhận hợp quy dạng photocopy. Với nhiều phương thức, các loại tem kiểm định, hợp chuẩn, hợp quy, tem đã kiểm tra... được các doanh nghiệp làm giả để dán lên sản phẩm, đánh lừa người dân. Thậm chí có doanh nghiệp dùng kết quả thử nghiệm để "thuyết phục" người tiêu dùng móc hầu bao.
1001 chiêu làm giả tem kiểm định, “móc túi” người tiêu dùng
Dán giấy chứng nhận photocopy, tem giả... lên sản phẩm
Ngày 2/9 khảo sát ại tuyến phố Lương Văn Can (Hà Nội) chúng tôi bắt gặp nhiều mẫu đồ chơi trẻ em được dán nhãn thông tin sản phẩm in kèm logo chứng nhận "Quatest". Tất cả các thông tin này đều được in mực đen tựa dạng photocopy hàng loạt.
Cụ thể, một hộp trò chơi xếp hình có tên là xe đà, thú dây cót, xuất xứ Trung Quốc do Công ty TNHH dịch vụ thương mại Toàn Thịnh nhập khẩu và phân phối có các thông tin tương tự phản ánh trên. Phần dấu chứng nhận Quatest không hề có bất cứ thông tin nào về ký hiệu lô sản phẩm, chứng nhận số bao nhiêu hay do đơn vị Quatest nào kiểm định...
Chị Nguyễn Thị Hoa (Thanh Xuân, Hà Nội) đang mua đồ chơi cho con băn khoăn: "Nhìn vào hộp đồ chơi này không rõ sản phẩm thực sự có an toàn với con trẻ, đã được kiểm tra chất lượng hay chưa. Bởi chỉ bằng một mảnh giấy dạng photocopy đồng loạt thế này thì đến người dân cũng có thể tự làm".
Tương tự, Công ty TNHH Đầu tư thương mại và dịch vụ Biển Xanh đã dùng phiếu thử nghiệm cũ, không có giá trị pháp lý với các lô hàng máy ozone để đánh lừa khách hàng. Ông Nguyễn Cảnh Tời, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest 1) cho biết, ngoài máy ozone sử dụng phiếu kiểm nghiệm để "lập lờ đánh lận con đen" giữa thử nghiệm với phiếu kiểm nghiệm, chứng nhận của trung tâm thì còn có cơ sở sản xuất hương cũng có hành vi tương tự. Điều này đã gây ra những hiểu nhầm cho người dân.
Trong một diễn biến khác tại công văn phúc đáp của Quatest 3 với Đội Quản lý thị trường số 3 về việc xác định 40 chiếc tem "Đã kiểm tra" dán trên mũ bảo hiểm được đội này phát hiện từ giữa tháng 4/2013 đã có hiện tượng: Sử dụng tem không còn lưu hành từ tháng 1/2009. Không những thế, sau khi đối chiếu hình ảnh cho thấy có sự khác biệt về màu sắc, cách bố trí hình nền, màu sắc của giấy in tem, số kiểm soát. Từ đó xác định loại tem này không phải do Quatest 3 phát hành.
Ngoài ra, trong công văn này còn thể hiện, mẫu do quản lý thị trường cung cấp thông qua file hình ảnh còn có tem chứng nhận hợp quy không phù hợp theo quy định về mẫu tem hợp quy CR. Tem chỉ có dòng chữ "Quatest" thay vì phải viết đúng là "Quatest 1, Quatest 2, Quatest 3". Bởi vị trí này thể hiện tên viết tắt của tổ chức chứng nhận được Bộ KH&CN chỉ định. Ngoài ra, các chi tiết thể hiện trên các tem tự in này cũng không phù hợp theo quy định về mẫu tem hợp quy CR.
Chỉ mặt các cách thức làm giả
Theo ông Lại Huy Doanh, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa, Bộ KH&CN, hàng hóa nhóm 2 (xăng dầu, mũ bảo hiểm, quạt điện, đồ chơi trẻ em, bếp gas...) phải được chứng nhận hợp quy theo quy định tại các quy chuẩn đánh giá sản phẩm. Còn với các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục này chưa có quy chuẩn đánh giá tương ứng thì phải được chứng nhận hợp quy theo các tiêu chuẩn quốc gia tương ứng.
Các sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 chưa có quy chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia tương ứng thì trước khi đưa ra thị trường và đưa vào sử dụng phải có chứng nhận kết quả kiểm định, thử nghiệm đạt yêu cầu so với một tiêu chuẩn tương ứng của quốc tế, nước ngoài hoặc của nhà sản xuất và được sự chấp nhận của cơ quan kiểm tra.
Đối với người tiêu dùng, tem hợp chuẩn, hợp quy, chứng nhận kết quả kiểm định là một trong các căn cứ, dấu hiệu để người dân xem xét chất lượng sản phẩm.
Vì hai lẽ đó nên đã xảy ra tình trạng làm giả tem hợp chuẩn hợp quy, sử dụng phiếu thử nghiệm để lấy lòng tin của người dân. Thời gian qua các cơ quan chức năng đã phát hiện ra một số trường hợp làm giả tem hợp chuẩn, hợp quy. Thậm chí có cơ sở được cho là uy tín với người dân như Hợp tác xã Song Long dán tem hợp quy giả lên sản phẩm vì hồ sơ hợp quy đã hết hạn.
Ông Lại Huy Doanh cũng đã chỉ ra một số cách thức làm giả gồm: Hồ sơ chứng nhận hợp chuẩn hợp quy đã hết hạn nhưng vẫn dán tem cho sản phẩm để lưu hành; in tem giả (không có hồ sơ) để dán lên sản phẩm không đạt chuẩn, dùng tem có hồ sơ hợp quy để dán lên sản phẩm kém chất lượng... Hiện nay, các cơ quan chức năng cũng đang kiểm tra sát sao và chuyển các đơn vị liên ngành xử lý nghiêm.
Trước thực trạng Hợp tác xã Song Long dán tem hợp quy giả lên sản phẩm, các cơ quan chức năng đã yêu cầu đơn vị có trách nhiệm thu hồi, tái chế (khắc phục) sản phẩm trong thời gian 30 ngày. Đồng thời, phải thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày lập biên bản kiểm tra đối với danh mục. Sản phẩm chỉ được tiếp tục sản xuất, lưu thông sau khi đã thực hiện các hành động khắc phục đạt yêu cầu và được cơ quan kiểm tra ra thông báo tiếp tục được sản xuất, lưu thông.
                                                                                           Theo Kienthuc.net.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập168
  • Hôm nay26,651
  • Tháng hiện tại1,105,502
  • Tổng lượt truy cập3,810,706
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây