Hải Dương: Sản xuất cam và ổi an toàn theo quy trình VietGAP

Hiện nay, yêu cầu về các sản phẩm nông nghiệp, trong đó có rau quả được sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt (GAP), đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc là nhu cầu cần thiết và cấp bách của toàn xã hội. Ổi và cam là loại quả thế mạnh của tỉnh, sản xuất thành vùng hàng hóa tập trung nhưng chưa khẳng định được chất lượng và an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP.

Hải Dương: Sản xuất cam và ổi an toàn theo quy trình VietGAP

Trong hai năm 20016 - 2017 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã được UBND tỉnh Hải Dương cho phép thực hiện “Xây dựng mô hình sản xuất cam và ổi an toàn theo quy trình VietGAP tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương” nhằm nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc.

BCN dự án đã liên kết với Công ty cổ phần Dịch vụ Phát triển Khoa học Công nghệ Toàn Cầu để phối hợp triển khai công tác đào tạo, tập huấn, hướng dẫn cho Ban chủ nhiệm dự án và nông dân thực hiện sản xuất cam, ổi theo quy trình VietGAPđảm bảo sản xuất ra sản phẩm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và truy nguyên nguồn gốc theo quy định của VietGAP. Đã tổ chức 5 lớp đào tạo, tập huấn cho 606 hộ nông dân tại các vùng sản xuất và cấp được 606 chứng chỉ đã hoàn thành khóa đào tạo cho các đối tượng tham gia

Năm 2016 dự án thực hiện với quy mô 70 ha tại 4 xã trên địa bàn 4 huyện, thị xã.

Diện tích ổi: 50 ha, với 435 hộ tham gia. Trong đó, tại xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà: 30 ha với 165 hộ tham gia và tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang: 20 ha với 270 hộ tham gia. Đây là 2 địa điểm sản xuất ổi tập trung lớn nhất trong tỉnh, người dân có trình độ sản xuất, thâm canh ổi tốt, đã được đào tạo nâng cao nhận thức về sản xuất ổi an toàn, sản xuất ổi theo VietGAP và IPM trên cây ổi.

Diện tích cam:20 ha, với 31 hộ tham gia. Trong đó, tại xã Thất Hùng huyện Kinh Môn: 15 ha với 25 hộ tham gia và phường Bến Tắm thị xã Chí Linh: 5 ha với 6 hộ tham gia. Đây là 2 địa điểm sản xuất cam tập trung lớn trên địa bàn tỉnh, người dân có trình độ thâm canh tốt, có ý thức giữ gìn và phát triển chất lượng, thương hiệu cam, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.

Từ kết quả đánh giá sơ bộ, đánh giá và giám sát sản xuất và kiểm tra việc ghi chép nhật ký sản xuất, đã cấp được 04 giấy chứng nhận cho 67,15 ha, đạt 96% diện tích. Trong đó: ổi cấp 2 giấy chứng nhận, diện tích 47,15 ha, đạt 94,3% diện tích, cam cấp 2 giấy chứng nhận, diện tích 20 ha, đạt 100% diện tích. Cụ thể: Tại xã Liên Mạc cấp 01 giấy chứng nhận, cho 27,586 ha, với 146 hộ nông dân tham gia, tại xã Hiệp Lực cấp 01 giấy chứng nhận, cho 19,565 ha, với 254 hộ nông dân tham gia, tại xã Thất Hùng cấp 01 giấy chứng nhận, cho 25 ha, với 25 hộ nông dân tham gia, tại phường Bến Tắm cấp 01 giấy chứng nhận, cho 5 ha, với 6 hộ nông dân tham gia.

Năm 2017, Dự án đã triển khai 55 ha ổi sản xuất tập trung tại xã Liên Mạc, 30 ha ổi sản xuất tập trung tại xã Thanh Xuân, huyện Thanh Hà và 20 ha Ổi sản xuất tập trung tại xã Hiệp Lực, huyện Ninh Giang. Đây là 3 địa điểm sản xuất ổi tập trung lớn nhất trong tỉnh, người dân có trình độ sản xuất, thâm canh ổi tốt, đã được đào tạo nâng cao nhận thức về sản xuất ổi an toàn, sản xuất ổi theo VietGAP và IPM trên cây ổi.

- Đối với cây Cam: Đã triển khai 10 ha cam sản xuất tập trung tại xã Thất Hùng, huyện Kinh Môn. Đây là địa điểm sản xuất cam tập trung lớn trên địa bàn tỉnh, người dân có trình độ thâm canh tốt, có ý thức giữ gìn và phát triển chất lượng, thương hiệu cam, có thị trường tiêu thụ tương đối ổn định.

Các vùng được lựa chọn triển khai dự án đáp ứng các yêu cầu về vùng sản xuất an toàn được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định: xa khu dân cư;  không chăn thả gia súc, gia cầm trong khu sản xuất; xa bệnh viện, khu chăn nuôi tập trung, khu công nghiệp; đất và nước phục vụ sản xuất không bị ảnh hưởng hay ô nhiễm; người dân có trình độ thâm canh tốt, có ý thức và chấp thuận hợp tác và thực hiện các yêu cầu để đảm bảo sản xuất ra sản phẩm an toàn.

Sau 2 năm thực hiện, dự án đã tạo được 3 mô hình sản xuất ổi theo quy trình VietGAP tại 3 vùng với diện tích 155 ha, diện tích được chứng nhận VietGAP là 152,15 ha, đạt 98,2 % diện tích thực hiện và 2 mô hình sản suất cam theo quy trình VietGAP tại 2 vùng với diện tích 30 ha, diện tích được chứng nhận VietGAP là 30 ha, đạt 100% diện tích thực hiện. Các mô hình này có giá trị để quảng bá, khuyến cáo nông dân học tập áp dụng nhân ra diện rộng. Đã tổ chức được 11 lớp đào tạo, tập huấn về quy trình sản xuất cam, ổi theo VietGAP tại 5 xã cho 1.100 người tham gia. Sản phẩm cam, ổi được chứng nhận VietGAP đạt trên 5.000 tấn cung cấp cho thị trường. Đã mua, in túi, hộp carton để cấp hỗ trợ các xã đựng sản phẩm được chứng nhận VietGAP nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm vào các thị trường cao cấp.

Hải Ninh

 

 


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập177
  • Hôm nay34,424
  • Tháng hiện tại1,332,731
  • Tổng lượt truy cập4,037,935
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây