Đề xuất Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020

Nhà nước dành mức ưu tiên cao nhất để đầu tư cho phát triển khoa học và công nghệ; bảo đảm mức chi ngân sách nhà nước đầu tư cho khoa học và công nghệ không thấp hơn 2% tổng chi ngân sách hàng năm...
Phấn đấu đến năm 2020, năng lực khoa học, công nghệ và đổi mới của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Trong đó, một số lĩnh vực khoa học và công nghệ Việt Nam có thế mạnh như toán học, vật lý lý thuyết và kỹ thuật y học đạt trình độ thế giới.
Thông tin trên được nêu trong dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020 do Bộ Khoa học và Công nghệ soạn thảo, đưa ra lấy ý kiến góp ý của nhân dân.
Theo đó, Dự thảo đề xuất mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có một nền khoa học và công nghệ phát triển cân đối, đồng bộ giữa các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ... năng suất tổng hợp của các hoạt động khoa học công nghệ đóng góp khoảng 35% tăng trưởng kinh tế.
Nhiệm vụ trọng tâm của từng ngành khoa học
Để thực hiện được các mục tiêu trên, dự thảo đã đề xuất các nhiệm vụ về hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ.
Đặc biệt, dự thảo xác định cụ thể nhiệm vụ trọng tâm của các ngành: khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, công nghệ và kỹ thuật, khoa học nông nghiệp, khoa học y dược, dịch vụ khoa học và công nghệ. Bên cạnh đó, cũng xác định nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ theo vùng, địa phương.
Chẳng hạn, đối với khoa học tự nhiên, dự thảo xác định tiếp tục triển khai hoạt động nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học tự nhiên mà Việt Nam có thế mạnh và đã đạt được những thành tựu nổi bật trong khu vực và thế giới (toán học, vật lý lý thuyết, y học); xúc tiến hoạt động nghiên cứu trong một số lĩnh vực khoa học tự nhiên khác phù hợp với điều kiện Việt Nam và sở trường, năng lực của con người Việt Nam...
Trong công nghệ và kỹ thuật, dự thảo xác định: Công nghệ thông tin và truyền thông bảo đảm thực hiện tăng doanh thu hàng năm đạt 2-3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp vào GDP đạt từ 8-10%. Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học vào một số lĩnh vực chủ yếu: nông - lâm - ngư nghiệp, y - dược, công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường. Nghiên cứu, ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo như: năng lượng mặt trời, năng lượng gió, sinh khối, địa nhiệt và nhiên liệu sinh học...
Đối với khoa học nông nghiệp, cần ứng dụng rộng rãi công nghệ sinh học, ưu thế lai để tạo các giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với sâu bệnh và có khả năng thích nghi điều kiện môi trường thay đổi. Ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học để xác định và phòng chống các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh, tạo các chế phẩm sinh học phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững, sản xuất giống cây, con chất lượng tốt, sạch bệnh...
Chính phủ.vn, 14/12/2011

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Chuyên trang Tiết kiệm năng lượng
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Bản tin KH&CN
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập47
  • Hôm nay5,203
  • Tháng hiện tại5,203
  • Tổng lượt truy cập1,834,229
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây