Tìm hiểu về công nghệ Điện toán đám mây - Công nghệ của tương lai

Gần đây trên các loai phương tiện thông tin đại chúng và mạng internet, ta thường được nghe nói về 1 khái niệm rất là mới mẻ, đó là “Điện toán đám mây” (Cloud Computing). Nếu nghe qua cái tên thì chắc hẳn ai cũng nghĩ rằng đây là 1 phương pháp tính toán gì đó giống hình đám mây mà không hề biết Cloud Computing chính xác là gì.Vì thế, bài viết này xin được giới thiệu sơ qua về công nghệ điện toán đám mây đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ hiện nay.
Vậy Điện toán đám mây là gì?
Từ “Đám mây” trong Điện toán đám mây thực chất chỉ là 1 phép ẩn dụ để mô tả Internet. Theo định nghĩa thì điện toán đám mây là biện pháp sử dụng dựa trên kết nối Internet, nơi mà những người dùng chia sẻ cùng một mạng máy chủ, phần mềm và dữ liệu.
Vậy bạn có thể tưởng tượng ra ứng dụng của Điện toán đám mây là gì không? Nếu như đang sử dụng những ứng dụng web từ các hãng lớn như Google hoặc Microsoft thì chính bạn đang sử dụng Cloud Computing. Các ứng dụng web như Gmail, Google Calender, Hotmail, SaleForce, Dropbox và Google Docs đều dựa trên Cloud Computing bởi vì khi kết nối tới những dịch vụ đó, người dùng đã được truy cập vào những cụm nhóm máy chủ đồ sộ thống nhất trên Internet.
Vậy tại sao lại dùng Điện toán đám mây?
Theo cách truyền thống, những công ty lớn, những tập đoàn lớn thường cài đặt tất cả các ứng dụng hay phần mềm trên những cụm máy chủ của họ. Nếu một công ty sẽ có một hệ thống máy chủ, 2 công ty sẽ là 2, và 1000 công ty sẽ sở hữu con số máy chủ tương ứng. Bởi vậy, để giảm tải các chi phí phát sinh từ hệ thống máy chủ đồ sộ của các công ty riêng lẻ, Điện toán đám mây đã được ra đời. Và như đã nói ở trên, ”đám mây” chính là dùng để chỉ Internet, một mạng lưới gần như vô tận.
Điện toán đám mây giúp gì được cho chúng ta?
Hiện tại đã có rất nhiều doanh nghiệp đăng tải ứng dụng của họ lên Internet và được thêm thắt rất nhiều tính năng mới thông qua trình duyệt web. Một bằng chứng gần đây nhất chính là sự xuất hiện của Chrome OS, một hệ điều hành với giao diện và ứng dụng đầy đủ ngay trên trình duyệt web. Sớm hay muộn, bạn sẽ có thể kết nối tới bất cứ ứng dụng nào chỉ với việc thông qua trình duyệt web trên PC.
Thế thì Thuật toán đám mây có gì khác biệt?
Có thể bạn đọc vẫn chưa hiểu Cloud Computing là gì và chúng ta có thể đơn giản hóa như sau. Mỗi công ty thường chạy các ứng dụng ngay trên các máy chủ của chính họ. Những máy chủ được đặt ở ngay vị trí công ty. Điều đó đòi hỏi rất nhiều công sức trong việc bảo dưỡng, bảo trì, tiền bạc và thời gian để giữ cho mọi thứ liên tục được chạy, nâng cấp và đảm bảo.
Nếu các doanh nghiệp áp dụng Điện toán đám mây, họ sẽ vẫn sử dụng được các ứng dụng y hệt nhưng chúng lại được đặt ở các cụm máy chủ trên Internet. Các doanh nghiệp chỉ việc kết nối qua mạng Internet mà không phải mất chút công sức nào để bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, chạy máy chủ. Không những thế, các doanh nghiệp còn có thể cho khách hàng của họ sử dụng ứng dụng mà không phải mất công cài đặt. Tất cả rất đơn giản. Nói 1 cách ngắn gọn, Cloud Computing cho phép các công ty bán được nhiều dịch vụ hơn trong 1 kiện hàng mới và hấp dẫn hơn.
Nếu là nhân viên, bạn có bao giờ nghĩ rằng công ty mà bạn đang làm sẽ sử dụng Google Docs thay vì dùng Microsoft Office hoặc Open Office không? Xu thế này đang phát triển mạnh mẽ vì làm vậy thì người dùng (doanh nghiệp) không phải mất tiền mua, không phải mất công cài đặt. Nhưng sẽ ra sao nếu công ty bạn muốn cung cấp dịch vụ cho người khác? Bạn sẽ có thể tận dụng sức mạnh của Điện toán đám mây bằng cách tạo ứng dụng trên Internet với những tài nguyên từ các “ông lớn” như App Engine của Google, Windows Azure của Microsoft, EC2 framework của Amazon.
Hầu hết các dịch vụ trên đều được tính phí bằng cách dựa vào số lượng tài nguyên sử dụng. Như vậy ứng dụng của bạn chỉ bị thu phí bởi đúng số lượng CPU và băng thông sử dụng. Hy vọng bài viết đã giúp bạn phần nào tưởng tượng được khái niệm và cách vận hành của nguyên lý điện toán đám mây. Trong các bài viết sau, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cụ thể những ứng dụng của công nghệ đầy tiềm năng này.

(Theo Internet)

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây