Áp dụng công nghệ không gian địa lý bảo vệ di sản văn hóa

 

Công nghệ không gian địa lý mới nhất sắp tới sẽ được ứng dụng trong công tác bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên của thế giới.

Áp dụng công nghệ không gian địa lý bảo vệ di sản văn hóa

Theo bản ký kết vừa qua giữa tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và Chương trình ứng dụng hoạt động vệ tinh (UNOSAT) trực thuộc Viện Đào tạo và Nghiên cứu Liên hợp quốc (UNITAR) sẽ cho phép 2 bên hợp tác với nhau trong tình huống các di sản bị tàn phá do xung đột và hậu quả của thiên tai.

UNOSAT là một chương trình công nghệ cao, cung cấp các phân tích về hình ảnh và các giải pháp cho các tổ chức cứu trợ và phát triển cả trong và ngoài hệ thống Liên hợp quốc. Hình ảnh vệ tinh thường là nguồn thông tin khách quan duy nhất ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột hoặc thiên tai.

“UNOSAT và UNESCO có thể bổ sung cho nhau để nâng cao đáng kể khả năng của UNESCO trong việc bảo vệ di sản ở các tình huống khẩn cấp”, Trợ lý Tổng Giám đốc UNESCO về văn hóa - ông Alfredo Pérez de Armiñán nói, đề cập đến sự hợp tác giữa 2 bên để theo dõi trạng thái của các khu di sản ở Iraq và các nước bị xung đột ảnh hưởng khác.

“Hồ sơ theo dõi của UNOSAT với các giải pháp sáng tạo hiện nay có tác động lớn đến cách thức hoạt động của Liên hợp quốc”, Giám đốc UNOSAT Einar Bjorgo nhận định. “Trong khi hồi hộp chờ xem các công nghệ mới được áp dụng như thế nào để bảo vệ các di sản văn hoá cổ xưa, thì việc hợp tác với UNESCO có thể giúp chúng ta có hành động cụ thể trên mặt đất”.

Hai bên sẽ cùng chia sẻ kinh nghiệm của mình, phối hợp với nhau trong việc phòng ngừa và duy trì khả năng phát triển. Điều này giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ tình hình trên mặt đất và các biện pháp khẩn cấp trong kế hoạch. Ví dụ, một báo cáo gần đây được UNITAR-UNOSAT công bố trên các trang web di sản văn hóa ở Syria đã tiết lộ mức độ thiệt hại ở các di sản văn hóa, xác nhận tính chân thực của các thông tin thu được qua các nguồn không chính thức.

Các công nghệ không gian địa lý khác có thể được khai thác gồm việc sử dụng các ứng dụng có nguồn từ đám đông UN-ASIGN, đã được áp dụng thành công sau trận động đất Nepal gần đây và việc sử dụng các máy bay không người lái (UAV) cho cả 2 mục đích ghi nhận và đánh giá thiệt hại chi tiết của các tòa nhà và cơ sở hạ tầng khác.

Theo đánh giá, UNESCO và UNITAR-UNOSAT sẽ cùng nhau tìm ra các giải pháp mới và sáng tạo hơn nữa có thể góp phần cải thiện việc quản lý và bảo vệ các di sản văn hóa thế giới.

Theo nguồn khoahocvacongnghevietnam.com.vn


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây