Coi chừng rối loạn thị lực khi đeo kính râm Trung Quốc

Đeo kính râm Trung Quốc kém chất lượng, trẻ em sẽ có cảm giác hình ảnh biến dạng, mỏi mắt, đau đầu và nhiều hiện tượng khác. Theo báo cáo “Chất lượng hàng tuần” của Cục kiểm tra chất lượng Thượng Hải (Trung Quốc), sau khi kiểm tra 39 lô hàng kính râm trẻ em trên thị trường theo các tiêu chuẩn như chỉ số truyền ánh sáng, độ lệch đỉnh, chống va đập…Nhân viên điều tra phát hiện tất cả số hàng hóa trên đều có vấn đề về chất lượng.
Coi chừng rối loạn thị lực khi đeo kính râm Trung Quốc
Trong hoàn cảnh thường, kính râm trẻ em tất cả chỉ số bằng 0, nhưng qua kiểm tra, kính này không những có số mà những con số này thậm chí không hề thấp. Cặp kính có chỉ số cao nhất là độ cận thị 1,7 và loạn thị là 1,6. Các nhân viên điều tra cho biết nếu trẻ đeo kính này trong một thời gian dài sẽ gây tật cho mắt như mờ mắt, mỏi mắt…
Trưởng khoa mắt Trung tâm phòng chống các bệnh về mắt Thượng Hải Zhu JianFeng cho biết, ông đã từng điều trị cho những trẻ mắc các bệnh về mắt do mua kính râm bán trên vỉa hè đường phố, từ đó dẫn đến việc các bé bị rối loạn thị lực và cận thị.
Phó Trưởng khoa mắt bệnh viện Hàng Châu (Triết Giang) Chen Yan nhận xét, do đeo kính kém chất lượng, trẻ em sẽ có cảm giác hình ảnh biến dạng, mỏi mắt, đau đầu, và nhiều hiện tượng khác.
Không chỉ có vậy, khi chọn kính râm người mua sẽ quan tâm đến chỉ số chống tia UV, chỉ số càng cao kính càng tốt. Theo chỉ số chống tia UV tiêu chuẩn ở kính râm người lớn không quá 5% nhưng chỉ số này nên giữ ở mức 0% đối với kính râm trẻ em. Tức là kính râm trẻ em không nên có độ chống tia UV. 
Nhưng Cục kiểm tra chất lượng Thượng Hải đã phát hiện, rất nhiều kính râm trẻ em có chỉ số chống UV cao hơn rất nhiều so với chỉ số truyền ánh sáng. Điều này sẽ để lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Vì nếu đeo kính râm mà chỉ số chống tia UV lớn hơn độ ánh sáng nhìn thấy có nghĩa là mắt dễ bị tổn thương do tia UV hơn là khi không đeo kính.
Theo khuyến cáo các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 3 tuổi đeo kính râm, trẻ dưới 6 tuổi nên hạn chế đeo. Trẻ dưới 3 tuổi không nên đeo kính râm vì ở độ tuổi này nếu đeo kính có vấn để gì, trẻ cũng không biết cách thể hiện điều đó. Hơn nữa, cơ hội bé ra ngoài phơi nắng cũng rất ít, hoặc sẽ có người lớn đi kèm che chắn bằng ô và nhiều biện pháp chống nắng khác.
Trẻ từ 3 đến 6 tuổi trong điều kiện ánh nắng gắt có thể đeo kính hợp quy chuẩn từ 1 đến 2 tiếng. Do thời điểm này, thị giác các bé phát triển, nếu không có sự kích thích màu sắc của sự vật, điểm vàng của mắt sẽ không phát triển, ảnh hưởng thị lực của bé sau này. Khi trẻ đeo kính râm hay kính màu, đó là lúc mắt bé trong điều kiện ánh sáng kém hơn đặc biệt là đeo trong phòng hay nơi ánh sáng kém trong khoảng thời gian dài, mắt bé phải điều tiết rất nhiều khiến mỏi cơ mắt và gây ra hiện tượng mờ mắt, thị lực giảm sút.
Do vậy, trong điều kiện ánh sáng dịu, trẻ từ 3 đến 6 tuổi không cần đeo kính râm. Nhưng khi ánh nắng gắt buổi trưa, đi biển, núi tuyết và những nơi ánh nắng mạnh, trẻ có thể đeo kính râm đạt chuẩn 1 đến 2 tiếng nhưng khi đi khỏi nơi ánh nắng mạnh hay có nhiều tia cực tím cần lập tức gỡ kính xuống cho bé.
                                                                                                    Theo VietQ.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây