KH&CN: Động lực để đổi mới và phát triển đất nước

KH&CN là động lực để đổi mới và phát triển đất nước (Ánh Tuyết) Ngày 18/5 tới sẽ ghi dấu mốc trong lịch sử 55 năm phát triển của ngành Khoa học và Công nghệ (KH&CN), đó là lần đầu tiên KH&CN sẽ có một ngày tôn vinh riêng dành cho các nhà khoa học, cho những ý tưởng sáng tạo KH&CN trong đời sống. Những nội dung trong Nghị quyết, trong Chiến lược phát triển, trong Luật KH&CN đang được thực hiện hóa từ những hoạt động mang tính biểu tượng như thế này. Và những người làm khoa học, toàn xã hội luôn mong mỏi nền KH&CN sẽ thực sự là nền tảng và động lực để đổi mới và phát triển đất nước.
KH&CN: Động lực để đổi mới và phát triển đất nước
Ông Phạm Hồng Quất – Phó Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN đã có những chia sẻ xung quanh vấn đề này.
Sau 55 năm hình thành và phát triển của Bộ KH&CN,  lần đầu tiên, một ngày KH&CN đã chính thức được thực hiện. Là một người làm trong công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực KH&CN, ông có thể cho biết những người  làm KH&CN mong chờ điều gì từ ngày này?
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học, nhà quản lý rất mong chờ, là ngày được cả xã hội và Nhà nước vinh danh ghi nhận sự đóng góp của KH&CN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Chúng tôi với góc độ là một cơ quan có nhiệm vụ hỗ trợ phát triển thị trường và đội ngũ doanh nghiệp KH&CN rất mong muốn những người làm khoa học đã thành đạt, thành công trong việc thương mại hóa sản phẩm và đang làm giàu từ khoa học cũng được xã hội vinh danh và làm tấm gương để thế hệ trẻ tiếp tục cống hiến sức sáng tạo của mình, đam mê của mình thành những sản phẩm được xã hội vinh danh và ghi nhận, và đóng góp thật nhiều cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Mặt khác dưới góc độ của những người làm khoa học thì chúng tôi mong muốn bản thân làm giàu từ khoa học một cách chính đáng và những thành quả về mặt tinh thần và vật chất được xã hội ghi nhận và bản thân những người làm khoa học có được môi trường làm việc thật mạnh, khuyến khích, tạo động lực cho sự phát triển thay vì cơ chế hành chính ràng buộc biến những nhà khoa học thành các nhà kế toán, chúng tôi có được cơ chế tài chính đột phá để đầu tư tới ngưỡng cho những sản phẩm khoa học tự có nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội cần.
Chúng ta đều biết rằng chủ trương coi KH&CN là một trong những quốc sách hàng đầu đã được triển khai từ những năm 2000. Tuy nhiên, trong một thời gian vừa qua, dường nhu KH&CN chưa thực sự được quan tâm hàng đầu. Ngày KH&CN chính thức được công bố sẽ làm thay đổi nhận thức của các nhà lãnh đạo nhà quản lý và xã hội với vai trò hàng đầu của KH&CN như thế nào, thưa ông?
Tôi hi vọng ngày nay với những thành tựu đạt được trong cả lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng thành công của những nhà khoa học có tinh thần doanh thương bước đầu hình thành ở Việt Nam cũng được xã hội ghi nhận và có tiềm năng để phát triển, những đóng góp lớn lao không chỉ trong thời kì chiến tranh mà trong thời bình và có thể thấy được trí tuệ của người Việt Nam không hề thua kém những nước trong khu vực. Nếu chúng ta có một cơ chế đột phá tạo động lực lớn hơn là cơ chế giám sát về hành chính và chúng ta có đội ngũ doanh nhân khoa học nhiều hơn nữa thì chúng ta sẽ theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngày này cũng là một phần tự hào và an ủi động viên so với công việc vô cùng phức tạp và cuộc sống còn nhiều khó khăn và sẽ động viên cho các nhà khoa học, nhà quản lý trong lĩnh vực khoa học sẽ có thêm tâm huyết, nhiệt huyết để sống và cống hiến nhiều hơn nữa cho nền khoa học nước nhà.
Ông có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về tương lai của nền khoa học công nghệ nước nhà trong lĩnh vực quản lý của ông – phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học công nghệ?
Tôi cho rằng đây là tín hiệu rất tốt cho nền khoa học và công nghệ nước nhà đánh dấu bằng sự thừa nhận của xã hội, của Đảng, Chính phủ và Nhà nước công nhận ngày KH&CN Việt Nam ngày 18/5. Sinh thời Bác Hồ rất quan tâm đến KH&CN coi đây là phương tiện quan trọng để mình thắng được nhiều đế quốc lớn. Bây giờ mình phải vươn lên để sánh vai với các nước trong khu vực và 5 Châu.
Việt Nam với lợi thế lực lượng trí tuệ vô cùng dồi dào, nhưng làm sao biến lực  lượng trí tuệ đó thành của cải vật chất thành động lực của nền kinh tế. Đây là bài toán rất thách thức, làm sao để lực lượng trí thức trẻ thay đổi tư duy không đi làm thuê cho các công ty nước ngoài để lấy đồng tiền lương cao mà có thể giám tự lập nghiệp để tạo ra những doanh nghiệp KH&CN, tạo ra những sản phẩm công nghệ có thể cạnh tranh với những sản phẩm nhập ngoại, đấy là con đường đi tất yếu cho sự phát triển nhanh và bền vững của mọi quốc gia. Khẩu hiệu của ngày KH&CN là “ KH&CN động lực phát triển nhanh và bền vững” của cả xã hội và nền kinh tế. Muốn để xã hội ghi nhận các nhà khoa học phải tạo ra các sản phẩm, tạo ra những doanh nghiệp KH&CN. Muốn làm được như vậy, đòi hỏi phải có một hệ sinh thái, một môi trường trong đó môi trường về cơ chế chính sách là môi trường dẫn dắt đầu tiên nhưng sau đó môi trường về xã hội, giáo dục phải gắn với đào tạo theo định hướng cuả thị trường trong chuỗi của thị trường KH&CN phù hợp với khu vực và trên thế giới.
Có làm tốt được những điều đó thì sẽ KH&CN sẽ thực sự tạo những giá trị gia tăng rất lớn từ những sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, tin học, giao thông vận tải,... khoa học thực sự là động lực để phát triển nhanh về bền vững nền kinh tế nước nhà.
                                                                                  Theo truyenthongkhoahoc.vn

Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập204
  • Hôm nay51,744
  • Tháng hiện tại1,296,378
  • Tổng lượt truy cập4,001,582
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây