Võ thuật Bình định niềm tự hào của dân tộc ta hôm nay tại hạ đến với các vị huynh đệ để giới thiệu thêm với các vị về môn võ cổ truyền Bình Định môn võ mà tại hạ đang theo
Mảng vui Hương Thủy, Ngự Bình
Ai vô Bình Ðịnh với mình thì vô
Chẳng lịch bằng đất kinh đô
Nhưng Bình định không đồng khô cỏ cháy
Ba dòng sông chảy
Bảy dãy non cao
Biển Ðông sóng vỗ dạt dào
Tháp xưa làm bút ghi tiếng anh hào vào mây xanh...
Câu ca dao trên là bức tranh phác họa miền Ðất Võ, xứ Bình định. Ðó là miền đất cách Kinh thành Huế 407 cây số về phía đông nam, có ba mặt núi non hiểm trở. Phía tây dựa lưng vào dãy Trường sơn trùng điệp, phải qua đèo An khê dốc đứng, vượt sông Ba rồi lên đèo Măng giang mới tới được vùng Tây nguyên. Phía bắc có dãy Thạch tấn nối từ Trường sơn ra tận biển, ngăn cách hai tỉnh Quảng ngãi và Bình định, chỉ còn thông nhau qua đèo Bình đê. Phía nam có dãy Nam sơn, còn gọi là núi Bình san, với các ngọn như hòn Ông, hòn Bà (cao 1100 mét), hòn Am, hòn An tượng, ngăn cách Bình định và Phú yên. Muốn vào nam phải vượt đèo Cù mông. Phía đông giáp biển, trải dài 100 cây số. Bờ biển lại gập ghềnh, lồi lõm với nhiều cửa như Thiện chánh, Cà công, Hà ra, Phú thứ, Ðề gi, Thị nại.
Bình định có hai con sông lớn chắn ngang. phía bắc là sông Lại giang, còn gọi là Lại dương, bắt nguồn từ hai vùng núi An lão và Kim sơn, đổ ra biển qua cửa An giũ. Phía nam cũng có một sông tương xứng: sông Côn, chia làm ba nhánh chảy vào đầm Thị nại.
Ngoài ba dãy núi và hai sông chính, Bình định còn nhiều nhánh núi tẻ ra từ dãy Trường sơn và có sông La tinh nằm vắt ngang giữa tỉnh. Núi, sông xen kẽ với đồng bằng, tạo cho miền này một địa hình phức tạp.