Hải Dương: Chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV)

Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12 năm 2019.

Đến nay dịch bệnh đã lan ra nhiều thành phố của Trung Quốc và 26 quốc gia, vùng lãnh thổ (bên ngoài lục địa Trung Quốc) ghi nhận trường hợp mắc.

Hải Dương: Chủ động phòng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp  do chủng mới của virus corona (nCoV)

Tính đến 6 giờ sáng ngày 6/02/2020 trên thế giới đã có 28.261 trường hợp nhiễm bệnh, 565 người tử vong, 911 người được chữa khỏi. Trong đó Việt Nam có 10 người mắc nCoV, 03 người đã được chữa khỏi, không có trường hợp tử vong.

Theo Thạc sỹ, Bác sỹ Hoàng Văn Huỳnh, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cho biết: Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện chưa ghi nhận ca bệnh do nCoV nhưng nguy cơ dịch nCov xâm nhập vào rất lớn bởi vì tỉnh Hải Dương có đường 5A, 5B chạy qua, khách du lịch có thể dừng nghỉ ở bất cứ chỗ nào; tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh, TP. Hải Phòng có nhiều khách du lịch trong đó phần lớn là người Trung Quốc. Đặc biệt sau kỳ nghỉ tết Nguyên Đán cổ truyền có khoảng gần 2000 người Trung Quốc quay trở lại làm việc tại Hải Dương. Tiềm ẩn nguồn nhiễm nCoV nếu không kiểm soát tốt dịch có thể xâm nhập bất kỳ lúc nào.

Tại Hải Dương hiện nay có huyện Ninh Giang có bé gái 12 tháng tuổi, có bố là người Trung Quốc đã nhập viện nhi ngày 03/02/2020. Ngày 19/01/2020 cùng 04 người đi Nam Ninh, đi máy bay đến Giang Tây (Trung Quốc) chơi đến ngày 26/01/2020 về Việt Nam. Tại huyện Tứ Kỳ điều tra 4 trường hợp có tiền sử đi từ tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) nhập cảnh vào Việt Nam ngày 27,29/01/2020. Đồng thời chuyển 04 trường hợp vào cách ly y tế đặc biệt tại Bệnh viện Nhiệt đới tỉnh Hải Dương. Tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ khu vực bệnh nhân ở, làm việc. Huyện Kim Thành điều tra 5 trường hợp có tiền sử đi từ tỉnh Hồ Bắc và tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) đồng thời lập danh sách những người tiếp xúc gần.

Tỉnh Hải Dương cũng đã lập danh sách 69 trường hợp người Trung Quốc ở các tỉnh còn lại của Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam ngày 30/01/2020 đến nay. Cách ly y tế tại nơi lưu trú của công ty dưới sự giám sát của Công an, chính quyền và y tế. Theo dõi sức khỏe sau 14 ngày kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Bệnh viêm đường hô hấp do nCoV là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A, vẫn chưa rõ loài động vật nào truyền virus, chưa có đủ dữ liệu để làm rõ chính xác, đầy đủ quá trình sinh sản của virus corona cũng như mức độ lây nhiễm, thời gian ủ bệnh của virus corona mới tối đa 02 tuần. Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.

Thời tiết lạnh và khô (độ ẩm thấp) nCoV càng sống lâu, 4 độ C > 1 tháng, 22 - 25 độ C, độ ẩm 40 - 50%, sống khỏe 5 ngày; 38 độ C sẽ giảm mạnh sau 24 giờ. Tiêu diệt bởi dung dịch sát khuẩn chứa 75% alcohol, chất chlrorine và peroxyaetic; xà phòng diệt khuẩn trong ít nhất 20 giây, sẽ tiêu diệt gần hết mầm bệnh trên tay, dung dịch sát khuẩn cần 3-4 phút, rửa tay với xà phòng diệt khuẩn loại bỏ virus ngay lập tức. Có nước rửa tay với nước và xà phòng, dung dịch sát khuẩn giải pháp thay thế khi cần nhanh chóng và sự thuận tiện.

Đường lây của nCoV lây từ người sang người qua đường hô hấp khi có triệu chứng lâm sàng như sốt, ho… thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh. Thở, ho, hắt hơi thải VR ra môi trường, hít phải sẽ có nguy cơ mắc bệnh; bắt tay, chạm tay vào vật mà có chứa mầm bệnh rồi đưa lên mũi, mắt, miệng. Nguy cơ nhiễm cao trong môi trường có chưa mầm bệnh đó là đối tượng mang mầm bệnh đã đang sống. Nguy cơ tăng nặng và tử vong ở người già, đang mắc bệnh ác tính; thiếu hụt miễn dịch, bệnh phổi thận mãn tính, đái tháo đường…

Nếu những người có triệu chứng như sốt, ho, có thể khó thở hoặc viêm phổi; có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch trong vong 14 ngày trước khi khởi phát bệnh hoặc tiếp xúc gần (trong vòng 2 mét) với trường hợp mắc hoặc nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV.

Các ca bệnh nghi ngờ hoặc có thể đều phải được khám ở khu riêng tại bệnh viện, được lấy bệnh phẩm đúng cách để làm xét nghiệm đặc hiệu để chuẩn đoán xác định bệnh. Các ca bệnh xác định cần nhập viện theo dõi theo dõi và cách ly hoàn toàn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng, phát hiện và xử lý kịp thời tình trạng suy hô hấp, suy thận và các tạng khác.

Để chủ động phòng, chống bệnh nCoV người dân cần chú ý giữa ấm cơ thể, ăn uống nước đầy đủ, súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9%, nghỉ ngơi nhiều, tăng cường tập luyện thể thao nhằm nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Thường xuyên vệ sinh nền nhà, cánh cửa, vật dụng thường dùng và sử dụng khẩu trang đúng cách.

Phạm Ninh Hải

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây