Dự thảo quy định 2 vấn đề chính về xác định bậc lương duy nhất cho mỗi chức danh và mức tạm ứng tối đa 70% lương, thưởng cho người quản lý.
Mỗi chức danh chỉ quy định một bậc lương
Theo dự thảo, đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bảng lương chức vụ đối với viên chức quản lý sẽ được áp dụng theo quan hệ tiền lương mới. Trong đó, mỗi chức danh chỉ quy định một bậc lương.
Đề án cũng bổ sung, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên được hưởng phụ cấp bằng 20% so với mức lương của chức danh chuyên trách.
Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định bảng lương chức vụ theo hạng doanh nghiệp, với mức lương được xác định thông qua việc xem xét, đối chiếu với mức lương trên thị trường và thực hiện điều chỉnh định kỳ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, mặt bằng tiền lương.
Quy định khung thang lương, bảng lương theo quan hệ tiền lương mới theo đề án, năm 2011 vẫn theo cơ chế hiện hành. Nhưng từ năm 2012, trên cơ sở khung lương do Chính phủ ban hành, các doanh nghiệp tự triển khai xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định.
Đối với viên chức quản lý, Nhà nước quy định các tiêu chí và giao chủ sở hữu (hoặc tổ chức được phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu) quyết định quỹ tiền lương theo năm (cả kế hoạch và thực hiện).
Người quản lý được tạm ứng 70% tiền lương của tháng
Mức tăng tiền lương bình quân của viên chức quản lý phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tối đa bằng mức tăng lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp.
Khi mặt bằng tiền lương theo bảng lương còn thấp hơn so với thị trường, cần tiếp tục xác định quỹ tiền lương đối với viên chức quản lý trong khung quy định như hiện nay (tối đa không quá 8 lần so với mức lương theo bảng lương do Chính phủ quy định).
Trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch được duyệt, hàng tháng viên chức quản lý được tạm ứng 70% tiền lương tính theo tháng; 30% còn lại được chi trả vào cuối năm theo quyết định của Chủ sở hữu về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngoài tiền lương, viên chức quản lý được trích thưởng theo kết quả quản lý điều hành và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hằng năm được tạm ứng tối đa không quá 70% mức thưởng của năm; 30% còn lại được trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ theo kết quả đánh giá.
Trường hợp kết quả xếp loại doanh nghiệp và kết quả đánh giá về điều hành không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không được 30% tiền thưởng còn lại của nhiệm kỳ.
Đối với người lao động, đề án nêu rõ: tiền lương đối với người lao động gắn với các điều kiện cụ thể như mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.
Theo dự thảo, đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, bảng lương chức vụ đối với viên chức quản lý sẽ được áp dụng theo quan hệ tiền lương mới. Trong đó, mỗi chức danh chỉ quy định một bậc lương.
Đề án cũng bổ sung, thành viên không chuyên trách Hội đồng thành viên được hưởng phụ cấp bằng 20% so với mức lương của chức danh chuyên trách.
Nhiều ý kiến cho rằng cần quy định bảng lương chức vụ theo hạng doanh nghiệp, với mức lương được xác định thông qua việc xem xét, đối chiếu với mức lương trên thị trường và thực hiện điều chỉnh định kỳ theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng, mặt bằng tiền lương.
Quy định khung thang lương, bảng lương theo quan hệ tiền lương mới theo đề án, năm 2011 vẫn theo cơ chế hiện hành. Nhưng từ năm 2012, trên cơ sở khung lương do Chính phủ ban hành, các doanh nghiệp tự triển khai xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định.
Đối với viên chức quản lý, Nhà nước quy định các tiêu chí và giao chủ sở hữu (hoặc tổ chức được phân cấp thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu) quyết định quỹ tiền lương theo năm (cả kế hoạch và thực hiện).
Người quản lý được tạm ứng 70% tiền lương của tháng
Mức tăng tiền lương bình quân của viên chức quản lý phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và tối đa bằng mức tăng lương bình quân của người lao động trong doanh nghiệp.
Khi mặt bằng tiền lương theo bảng lương còn thấp hơn so với thị trường, cần tiếp tục xác định quỹ tiền lương đối với viên chức quản lý trong khung quy định như hiện nay (tối đa không quá 8 lần so với mức lương theo bảng lương do Chính phủ quy định).
Trên cơ sở quỹ tiền lương kế hoạch được duyệt, hàng tháng viên chức quản lý được tạm ứng 70% tiền lương tính theo tháng; 30% còn lại được chi trả vào cuối năm theo quyết định của Chủ sở hữu về đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Ngoài tiền lương, viên chức quản lý được trích thưởng theo kết quả quản lý điều hành và hiệu quả sản xuất, kinh doanh, hằng năm được tạm ứng tối đa không quá 70% mức thưởng của năm; 30% còn lại được trả sau khi kết thúc nhiệm kỳ theo kết quả đánh giá.
Trường hợp kết quả xếp loại doanh nghiệp và kết quả đánh giá về điều hành không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì không được 30% tiền thưởng còn lại của nhiệm kỳ.
Đối với người lao động, đề án nêu rõ: tiền lương đối với người lao động gắn với các điều kiện cụ thể như mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân.
(Theo InfoTV)