Chính phủ vừa ban hành những qui định mới về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Trước đó, Bộ Tài chính ra một Thông tư qui định về phương thức xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết.
Đầu tháng 5, Chính phủ đã ban hành Nghị định 51/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2011 (Nghị định 51) và thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 7/11/2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn (Nghị định 89). Theo Nghị định 51, khi bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng/lần thì đơn vị bán hàng không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu.
Nghị định 51 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử và hóa đơn theo mẫu đặt in. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử, một hình thức hoá đơn mới.
Đặc biệt, Nghị định 51 đã chính thức đặt khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế thay vì phải chờ mua hóa đơn tại cơ quan quản lý thuế. Cụ thể, đối tượng được tự in hóa đơn là doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác chỉ được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử thì phải đặt in hóa đơn. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn.
Nghị định 51 quy định tổ chức, cá nhân kinh doanh có thể đồng thời cùng lúc sử dụng nhiều hình thức hóa đơn khác nhau: hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử và hóa đơn theo mẫu đặt in. Nhà nước khuyến khích hình thức hóa đơn điện tử, một hình thức hoá đơn mới.
Đặc biệt, Nghị định 51 đã chính thức đặt khuôn khổ pháp lý cho doanh nghiệp được tự in hóa đơn kể từ khi có mã số thuế thay vì phải chờ mua hóa đơn tại cơ quan quản lý thuế. Cụ thể, đối tượng được tự in hóa đơn là doanh nghiệp có mức vốn điều lệ theo quy định của Bộ Tài chính; doanh nghiệp đã được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao; các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh khác chỉ được tự in hóa đơn để sử dụng cho việc bán hàng hóa, dịch vụ nếu có đủ các điều kiện sau: Đã được cấp mã số thuế; có doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ; không bị xử phạt về các hành vi vi phạm pháp luật về thuế trong 365 ngày liên tục tính đến ngày thông báo phát hành hóa đơn tự in; có hệ thống thiết bị đảm bảo cho việc in và lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; là đơn vị kế toán và có phần mềm bán hàng hóa, dịch vụ gắn liền với phần mềm kế toán, đảm bảo việc in và lập hóa đơn chỉ được thực hiện khi nghiệp vụ kế toán phát sinh.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh có mã số thuế nhưng không đủ điều kiện được tự in hóa đơn hoặc khởi tạo hóa đơn điện tử thì phải đặt in hóa đơn. Hóa đơn đặt in được in ra dưới dạng mẫu in sẵn.