Thông tin các Dự án - Đề tài KHCN 2017-10-06 07:23:32

1- Mục tiêu: - Thí nghiệm ứng dụng 5 loại phân bón mới NEB 26, ALATCA E2001, CANXI – NITRAT, VEDAGRO, muối sunphat kẽm tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh. - Đánh giá tác động của 5 loại phân bón mới đến sinh trưởng phát triển cây trồng; chất lượng sản phẩm cây trồng; tác động đến môi trường đất.

2- Kết quả:

2.1- Đã tiến hành thành công thí nghiệm các loại phân bón; phân hữu cơ sinh học NEB26, phân hữu cơ vi sinh Alatca E2001, phân đạm Canxi-nitrat, phân hữu cơ khoáng Vedagro, muối sunphat kẽm tại 5 điểm đại diện cho 2 vùng sinh thái trong tỉnh là Xí nghiệp Giống cây trồng và Thủy sản Tứ Kỳ và xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ; Xí nghiệp Giống cây trồng Quý Dương; Xí nghiệp Giống cây trồng chế biến lâm sản Chí Linh và phường Cộng Hòa, Thị xã Chí Linh. Đảm bảo quy mô 550 sào theo kế hoạch, trong 3 vụ xuân hè, đông năm 2010, trên 6 loại cây trồng lúa, lạc, dưa hấu, dưa lê, su hào, ngô; mỗi loại phân bón 10 sào/điểm, riêng muối sunphat kẽm chỉ sử dụng trên cây lúa.

2.2. Đánh giá bước đầu tác động của 5 loại phân bón đến sinh trưởng phát triển, chống chịu của 6 loại cây trồng:

*  Đối với cây lúa:

Nhìn chung 5 loại NEB 26, Alataca E2001, Canxi-nitrat, Vedagro, muối sunphat kẽm có tác động tốt đến sinh trưởng và phát triển cảu lúa Q5 so với đối chứng nhưng ở các mức độ khác nhau:

- Lúa bón Đạm canxi-nitrat sinh trưởng phát triển cân đối, cho năng suất cao nhất nhất trogn các loại phân. Vụ xuân đạt 52,5 tạ/ha đến 57,8 tạ/ha cao hơn so với đối chứng không bón 7,0 – 12,5% vụ mùa đạt từ 58,3 tạ/ha đến 64,2 tạ/ha cao hơn với đối chứng từ 4,5 – 10,3% tùy theo chân đất.

- Lúa bón NEB 26 cho năng suất đứng thứ 2 trong các loại phân. Vụ xuân, năng suất đạt từ 50,2 tạ/ha đến 57,3 tạ/ha, tăng hơn đối chứng 3,0 – 9,7%; vụ mùa đạt từ 58,0 tạ/ha đến 63,0 tạ/ha cao hơn so với đối chứng 1,7 – 6,0% tùy theo chân đất.

- Muối sunphat kẽm: Lúa bón sunphat kẽm lá cứng, dày lá, ít sâu bệnh hơn không bón kẽm sunphat, năng suất khá, đứng thứ 3 trong 5 loại phân. Vụ xuân đạt từ 51,5 tạ/ha đến 55,4 tạ/ha cao hơn đối chứng 2,6- 8,9%, vụ mùa đạt 58,2 – 61,5 tạ/ha, tăng 1,7 – 6,6% so với đối chứng.

- Tác động của phân Alatca E2001, Vedagro đến sự sinh trưởng phát triển ở mức tương đương với đối chứng, năng suất lúa tăng không đáng kể.

* Đối với 5 loại cây trồng cạn dưa hẫu, lạc, su hào, dưa lê, ngô.

4 loại phân Neb 26, Vedagro, Canxi-nitrat, Alatca E2001 nhìn chung tác động tốt đến sinh trưởng phát triển của cây trồng:

- Canxi-nitrat: Cây phát triển tốt, khả năng giữ được độ bền của thân lá, chống chịu sâu bệnh tốt hơn so với đối chứng, năng suất đạt cao nhất trong 4 loại phân. Dưa hấu cho năng suất tăng 20,9%, lạc tăng 20,1%, dưa lê tăng 10,7%, ngô tăng 22,9%, su hào tăng 8,4% so với đối chứng.

- NEB 26: Cây sinh trưởng tốt, thân mập, lá dày hơn và có màu xanh sáng, sâu, bệnh giảm so với đối chứng, cho năng suất cao thứ hai trong các loại phân thí nghiệm (trừ lạc đứng thứ 3). Dưa hấu năng suất tăng 10,4%, lạc tăng 14,9%, dưa lê tăng 8,6%, su hào tăng 5,6%, ngô tăng 20,0% so với đối chứng.

- Alatca E2001: Cây trồng cho năng suất đứng thứ ba trong các loại phân. Dưa hấu năng suất tăng 6,2%, lạc tăng 10,7%, dưa lê 5,4%, su hao tăng 1,2%, ngô tăng 2,1% so với đối chứng.

- Vedagro: Trong thực nghiệm, thời gian đầu cây phát triển tốt, tuy nhiên sau khi ra hoa đậu quả cây nhiễm bệnh nhiều hơn, nên năng suất các loại cây trồng đều thấp hơn so với các loại phân khác, tương đương đối chứng. Riêng bón cho cây lạc đạt năng suất cao thứ 2, tăng 17,1% so đối chứng.

2.3- Đánh giá bước đầu tác động của 5 loại phân bón đến chất lượng nông sản.

- Khi sử dụng 5 loại phân bón NEB 26, Vedagro, Canxi-nitrat, Alatca E2001, muối sunphat kẽm cho cây trồng nhìn chung làm tăng chất lượng nông sản so với đối chứng. Riêng dưa lê ở mức tương đương so với đối chứng. Hầu hết hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng của nông sản khi bón các loại phân cao hơn hoặc tương đương so với đối chứng. Hàm lượng các độc tố ở mức thấp hơn hoặc tương dduwwong so với đối chứng. Hàm lượng dư lượng thuốc BVTV trong nông sản của 5 loại phân và đối chứng đều dưới mức cho phép.

- Muối sunphat kẽm khi bón cho lúa làm tăng hàm lượng protein và gluxit lên nhiều hơn so với các loại phân khác. Hàm lượng Zn trong gạo tăng lên so với đối chứng khi bón muối kẽm trong vụ mùa, nhưng thấp hơn đối chứng trong vụ xuân.

2.4- Đánh giá bước đầu tác động của 5 loại phân bón đến môi trường đất.

4 loại bón là phân hữu cơ sinh học NEB26, phân hữu vi sinh alatca E2001, phân đạm canxi-nitrat, phân hữu cơ khoáng Vedagro khi bón vào đất có tác động tốt, cải tạo đất, đất bớt chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng tăng lên.

Nhất là phân hữu cơ vi sinh Alatca E2001 làm tăng rõ rệt hàm lượng kẽm trogn đất, nhưng vẫn ở mức thấp hơn nhiều so với hàm lượng cho phép.

3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:

- Đề tài được ứng dụng tại tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

 

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Quang Đồng - PGĐ Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương

Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Hải Dương

Thời gian thực hiện: Năm 2010 

Tin khác

Triển khai mở rộng mô hình cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường nông thôn tỉnh Hải Dương (03/11/2017)

Xây dựng mô hình thâm canh và chế biến các giống chè chất lượng caon để khôi phục thương hiệu chè Thanh Mai tại huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Xây dựng mô hình thử giống khoai lang chất lượng cao HT2, HT3 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm giống hoa cẩm chướng Đài Loan nhập nội và nhân rộng mô hình trồng hoa đồng tiền trên địa bàn tỉnh Hải Dương (02/11/2017)

Nghiên cứu bệnh thối nhũn hành, tỏi và đề xuất biện pháp phòng trừ tại Hải Dương (02/11/2017)

Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cây dưa hấu trồng trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Sản xuất thử giống lạc LĐN-02 ở một số vùng sinh thái của tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Xây dựng mô hình chăn nuôi gà tập trung theo quy trình VietGAP trên địa bàn huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Sản xuất thử giống ngô nếp lai F1 King80 mật độ cao theo phương pháp làm đất tối thiểu và đặt bầu chỉnh tán lá tại huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương (05/10/2017)

Tiếp thu công nghệ sản xuất giống lúa kháng bạc lá Bắc ưu 253 và Bắc thơm số 7 trên địa bàn tỉnh Hải Dương (05/09/2017)

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn giống láu ngắn ngày PC6 và P6ĐB tại môt số tiểu vùng sinh thái của tỉnh phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Hải Dương (05/09/2017)

Xây dựng mô hình trình diễn giống ổi trắng số 1 tại địa bàn Hải Dương (05/09/2017)

Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus) bán thâm canh tại Hải Dương (05/09/2017)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương (05/09/2017)

Ứng dụng công nghệ thông tin xây dựng mô hình quản lý học sinh trong các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Hải Dương, nghiên cứu trường hợp cụ thể tại trường THCS Lê Quí Đôn, thành phố Hải Dương (31/07/2017)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.