Kiến thức nông nghiệp 2018-03-16 17:43:28

Năm 2017 thời tiết có diễn biến bất thường, phức tạp; đầu vụ thời tiết ấm xen kẽ có các đợt rét nhẹ, không có rét đậm. Từ cuối tháng 2 chở đi thời tiết ấm dần, có nắng xen kẽ, giai đoạn lúa đòng già - trỗ có mưa về đêm nhiệt độ giảm mưa nhỏ. Nhiệt độ trung bình cao hơn so với các năm trước thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển. Vụ mùa nắng nóng, mưa nhiều Bệnh bạc lá, bệnh vàng lá di động - vàng lùn, lùn sọc đen, sâu cuốn lá nhỏ gây hại nặng.

Với diện tích lúa hàng năm là 123.000 ha năng suất bình quân 57 tạ/ha/vụ. Hải Dương ngoài lúa còn cây trồng rau màu là một vụ lớn. Diện tích rau cả năm 30.000 ha, sản lượng 700.000 tấn. Vụ đông là vụ chính với diện tích 19.000 ha rau. Các cây trồng chính là hành, tỏi, cà rốt, cải bắp, su hào, súp lơ, dưa hấu, dưa lê...ngoài ra còn trồng ở vụ xuân, xuân hè, hè thu…mỗi vụ vài nghìn ha . Diện tích cây ăn quả  21.000 ha, chủ lực là cây vải, ổi, na. Riêng cây vải có diện tích là 10.500 ha, trồng tập trung tại huyện Thanh Hà và thị xã Chí Linh...Công tác điều tra, dự tính, dự báo tình hình dịch hại chính xác, kịp thời từ đó có biện pháp phòng trừ đem lại hiệu quả cao.

Trong năm 2017 công tác thú y đã có nhiều chuyển biến tích cực, Chi cục Thú y tỉnh Hải Dươngđã in ấn và cấp phát cho nông dân được 55.000 tờ rơi về các biện pháp phòng trừ chuột. Thực hiện tập huấn quy trình sản xuất bưởi, ổi chuối, rau theo tiêu chuẩn VietGAP cho 820 hộ nông dân tại 6 xã của huyện Thanh Hà, 375 hộ nông dân xã Phạm Trấn, Đoàn Thượng (huyện Gia Lộc) và 175 hộ nông dân của xã Phạm Kha (Thanh Miện). Đã tổ chức 10 lớp IPM trên cây rau với 300 học viên được trang bị đầy đủ các kiến thức về Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Trạm Bảo vệ thực vật của 12 huyện,TP,TX đã mở được trên 280 cuộc tập huấn về phòng trừ diệt chuột và 675 cuộc tập huấn dịch hại trên lúa, vải và cây rau màu cho 98.120 nông dân.

Trong năm 2017, tổng số thông báo kiểm dịch thực vật nhận được là 41, chủ yếu là thông báo về các giống ngô ngọt, ngô nếp, ngô biến đổi gen (nhập từ Thái Lan, Philippine), lạc tiên (nhập từ Đài Loan) và một số giống lúa phục vụ nghiên cứu. Trong đó có 2 lô đã được khai báo bằng văn bản đó là: giống ngô ngọt do Công ty Giống rau quả TW nhập từ Thái Lan được nhập về gieo trồng tại Đức Chính (huyện Cẩm Giàng) 30 ha và lô giống lạc tiên (chanh leo) của Đài Loan do Công ty cổ phần quốc tế Thông đỏ nhập về gieo trồng tại huyện Thanh Miện. Qua theo dõi các lô giống trên gieo trồng ngoài đồng ruộng chưa phát hiện dịch hại lạ, dịch hại thuộc đối tượng KDTV.

- Về công tác quản lý sinh vật gây hại trên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản trong kho:Trong năm 2017 đã phối hợp cùng Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng I  tổ chức 2 điều tra  tại 47 đơn vị (đợt 1: 28 đơn vị; đợt 2: 19 đơn vị).  Với tổng lượng nông sản lượng và diện tích sàn nền đã điều tra:98.154m2 sàn nền;   80.184 tấn nông sản. Qua điều tra chưa  phát hiện  thấy dịch hại lạ, dịch hại thuộc đối tượng KDTV. Chỉ phát hiện 15 loài sâu, mọt thông thường, với  mật độ trung bình khoảng 2 con/kg, giảm so với năm 2016 (năm 2016: TB: 2,5 con/kg).

- Về công tác quản lý sinh vật gây hại thuộc danh mục đối tượng phải kiểm soát và danh mục đối tượng kiểm dịch thực vật nhóm II:Đã tổ chức 04 đợt điều tra đối với cây cỏ ma ký sinh (Striga asiatica) tại 2 địa điểm là xã Hoàng Tiến, Hoàng Hoa Thám, Cộng Hòa, phường Bến Tắm (TX.Chí Linh). Qua điều tra chưa chưa phát hiện thấy loại cỏ này.

- Về công tác giám sát xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật bảo quản tại địa phương: Trong năm 2017, đã nhận được 2 thông báo bằng văn bản về hoạt động khử trùng, gồm  thông báo của  công ty Cổ phần  PCS VN (thực hiện khử trùng trên 10 nghìn tấn sắn khô bằng thuốc Quickphos tại kho của công ty ANT) và thông báo của Cục Dự trữ Nhà nước Hải Hưng (thực hiện khử trùng tại các kho của đơn vị này bằng thuốc Quickphos với khối lượng 60 kg xử lý cho 6.000 tấn thóc, gạo). Qua đợt phối hợp cùng Chi cục KDTV vùng I thực hiện điều tra kho kết hợp với kiểm tra hoạt động xông  hơi khử trùng. Chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm về hoạt động xông hơi khử trùng.

- Về công tác xử lý việc nhân nuôi, phát tán sâu hại: Trong đầu tháng 6 đã phối hợp cùng Chi cục KDTV vùng I tiến hành kiểm tra lại các cửa hàng kinh doanh thức ăn chim cảnh cá cảnh trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra chưa phát hiện thấy trường hợp nào còn buôn bán, nhân nuôi sâu Superworm (Zophobas mori) và sâu quy (Alphitobius diaperinus). Trong quá trình kiểm tra  đoàn cũng đã yêu cầu các hộ kinh doanh ký bản cam kết không  buôn bán, nhân nuôi hai loài sâu nói trên.

Trong năm 201, Chi cục Thú y tỉnh Hải Dương tiếp tục làm tốt công tác dự tính, dự báo để đáp ứng tình hình sản xuất mới; bám sát tình hình thực tế của từng huyện, thành phố, thị xã để dự báo chính xác, kịp thời, phản ánh đúng diễn biến, mức độ, diện tích của các đối tượng dịch hại chủ yếu trên rau màu vụ đông; tiếp cận nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật và tìm hiểu, nghiên cứu các đối tượng lạ, mới xuất hiện có khả năng phát sinh gây hại nặng cho người sản xuất, hướng dẫn nông dân phòng trừ sâu, bệnh - dịch hại kịp thời, đúng đối tượng, đúng thời gian; không phun trừ tràn lan ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế và ô nhiễm môi trường. Tích cực tuyên truyền nông dân đưa các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt; có khả năng kháng và chống chịu sâu bệnh, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, hướng dẫn nông dân nhận diện và phòng chống bệnh lùn sọc đen phương nam và vàng lụi.

Hải Ninh

 

 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.