Tin Tức Thời sự Hải Dương -0001-11-30 07:06:30

Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) có 3 thôn gồm Lập Lễ, Nhan Bầu và Tiên Kiều với hơn 130 ha bưởi đào, trong đó có 40 ha được trồng theo VietGAP. Từ nhiều năm nay, nhãn hiệu bưởi đào Thanh Hồng được người tiêu dùng ưa chuộng do đặc tính có vị hơi chua, thanh mát và mẫu mã màu sắc khá đẹp đã trở thành cây thế mạnh và là một loại sản phẩm hàng hóa đặc sản của vùng.

Xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà với 817 ha đất tự nhiên thì có tới 130 ha trồng bưởi hoặc quy hoạch đất trồng bưởi. Cây bưởi đào  được người dân thôn Lập Lễ, xã Thanh Hồng đưa về trồng từ những năm 1948 - 1950 do một thương lái mang về trồng tại xã. Do phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu đã trở thành cây trồng bản địa của xã Thanh Hồng. Trước đây chủ yếu được trồng xen canh trong vườn vải nhưng những năm gần đây cây bưởi đào được người dân trồng với quy mô lớn và trở thành cây trồng chính của các hộ gia đình.

Theo ông Trần Văn Dũng, người dân trồng bưởi tại thôn Lập Lễ, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà cho biết: Cây bưởi đào Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương) những năm trở lại đây đang có xu thế phát triển và quả bưởi ở đây được người tiêu dùng ưa chuộng do có đặc tính dôn dốt chua, có vị thanh mát và mẫu mã màu sắc khá đẹp. Cây có đặc tính sinh học thu vào khoảng tháng 8, tháng 9 âm lịch trong năm với màu sắc hồng của múi, cùi rất được người tiêu dùng ưu chuộng thêm nữa đặc tính quả ít hạt, thích hợp cho mọi đối tượng tiêu dùng như người khỏe mạnh, người bị bệnh tiểu đường...

Bưởi đào Thanh Hồng nằm trong họ cây có múi nói chung nên có thể trồng từ 450 Nam đến 350vĩ Bắc, phần lớn được trồng trong vùng khí hậu Á nhiệt đới. Cây có thể sống và phát triển được trong khoảng nhiệt độ từ 13 - 380C, thích hợp nhất từ 23 - 290C; dưới 120C và trên 420C thì sinh trưởng dừng lại, dưới  - 50C thì chết, nhiệt độ không những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của quả. Đây là loại cây không thích ánh sáng trực xạ, cường độ ánh sáng thích hợp khoảng 10.000 - 15.000 lux tương đương nắng lúc 8 giờ sáng và 16 giờ chiều, lượng mưa hàng năm cần cho cây có múi ít nhất là 875 mm trong trường hợp không tưới, tốt nhất là 1500 - 2000 mm và phân phối đều trong năm. Nhưng không thích hợp với điều kiện nhiệt đới quá ẩm và nhiệt độ không khí quá cao làm tăng sự xuất hiện của sâu bệnh, ẩm độ không khí thích hợp khoảng 75%.Có thể chịu được bão nhỏ trong một thời gian ngắn, gió nhẹ với vận tốc 5 - 10 km/giờ có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của vườn trong mùa hè, cây được thoáng mát, giảm sâu bệnh hại. Chất lượng nước tưới cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, không dùng nước phèn, mặn để tưới cho cây, lượng muối trong nước tưới phải nhỏ hơn 1,5g NaCl/lít nước tưới và lượng Mg không quá 0,3 gram /lít nước. Ưa độ pH nước từ 7 - 8. Đất trồng dộ pH trong đất thích hợp nhất từ 5,5 - 7, có thể trồng được ở độ pH đất từ 3,5 - 7. Phần lớn đất trồng cây có múi ở nước ta có pH thấp nên cần cải tạo đất và bón phân thích hợp, thích hợp với vùng đất có độ sét thấp và thích hợp đất có độ cát cao.

Toàn xã hiện có khoảng 50 cây có tuổi đời trên 500, mỗi cây thu trên 1.000 quả/cây/năm, đạt 20 triệu đồng/năm/cây. Từ khi trồng đến khi cho thu hoạch và bán được cây bưởi đào mất khoảng 6 năm và đến khi thuần cũng như phát triển đồng đều, chất lượng ổn định thì cần phải đến 10 năm.

Đối với cây 10 năm tuổi trung bình 150 -250 quả/cây, cây >20 năm tuổi trung bình đạt 300 -500 quả, cây trên 40 năm tuổi có những cây đạt trên 1000 quả/cây,năng suất trung bình đạt 500 - 600 quả/cây, cây thấp nhất đạt 150 - 200 quả/cây và cao nhất đạt 900 - 1000 quả/cây. Trọng lượng trung bình đạt 900 - 1000 gram/quả,có trung bình từ 5 - 10 hạt. Hạt bưởi đào sẽ teo nhỏ dần khi bưởi chín, lúc quả còn non thì bưởi dào có rất nhiều hạt, có những múi lên tới 10 - 15 hạt. Quả hình lê. Vỏ quả khi chín màu vàng tươi, trên mặt vỏ quả túi tinh dầu nhỏ và phân bố dày, ngoài lớp vỏ quả có lớp lôngtơ; vỏ quả dày khoảng 1,2 ± 0,2cm, cùi hồng, có 12 - 14 múi/quả, múi dễ tách; màng múi dòn, dễ bóc; tép ráo, màu hồng, nhiều nước, vị dôn dốt chua, ít hạt. Để phân biệt bưởi đào Thanh Hồngvới các giống bưởi khác chủ yếu dựa vào đặc điểm hình thái của lá và quả,mùi tinh dầu thơm nhẹ. Trong những năm qua, ông đã dùng biện pháp kỹ thuật khoanh cây để kìm hãm sự phát triển để cây bưởi cho ra hoa sớm, thực hiện bón phân đúng, đủ tùy thuộc vào tuổi của cây.

Nhằm phục tráng thành công giống bưởi đào Thanh Hồng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, cải tạo một số vườn bưởi có năng suất thấp đang trồng ở địa phương thành những vườn có năng suất và chất lượng đặc trưng của giống nhằm phát triển thành vùng hàng hóa cây bưởi đào Thanh Hồng, huyện Thanh Hà (Hải Dương). Trong 2 năm 2014 - 2015, Tiến sỹ Nguyễn Mai Thơm, Bộ môn Canh tác học, Khoa Nông học của Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) cùng các cộng sự đã đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu phục tráng và phát triển cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương” nhằm phục tráng giống bưởi đào Thanh Hồng, hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc, cải tạo một số vườn bưởi đào có năng suất thấp,  trở thành những vườn trồng bưởi có năng suất cao và chất lượng đặc trưng của giống để phát triển thành vùng hàng hóa cây bưởi đào Thanh Hồng.

Tiến sỹ Nguyễn Mai Thơm đã tiến hành ghép cải tạo nhân giống bưởi đào Thanh Hồng chất lượng cao tại địa bàn triển khai trên cơ sở cắt mắt ghép cây đầu dòng đã được bình tuyển. Áp dụng phương pháp ghép cải tạo đã nghiên cứu (đó là phương pháp ghép đoạn cành theo kiểu nêm chéo) để cải tạo cây bưởi có năng suất và hiệu quả không cao của địa phương với yêu cầu gốc cây bưởi dưới 10 năm tuổi. Các cây được ghép cải tạo có độ tuổi dưới 10 năm tuổi với số lượng 150 cây được ghép cải tạo với 25 cành mắt/cây.

Sau 2 năm thực hiện phục tráng và phát triển cây bưởi đào tại xã Thanh Hồng tại huyện Thanh Hà (Hải Dương) đã lựa chọn được 8 hộ có những cây bưởi đào có tuổi từ 15 năm trở lên và đặc trưng của giống bưởi đào để bình tuyển lựa chọn 10 cây đầu dòng được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương công nhận để phục vụ công tác nhân giống mở rộng mô hình tại địa phương. Tiến hành ghép cải tạo 180 cây bưởi kém hiệu quả từ các câybưởi đào Thanh Hồng đã được bình tuyển tại 6 hộ gia đình. Hoàn thiện quy trình chăm sóc thu hái và bảo quản bưởi đào Thanh Hồng.

Cây bưởi đào Thanh Hồng là cây ít ưa thâm canh so với các cây trồng khác tại địa phương. Khả năng chống chịu với một số loại sâu bênh hại như sâu vẽ bùa, nhện đỏ, ruồi vàng hại quả. Cây bị nhiễm nhẹ bệnh chảy gôm, sâu đục thân, sâu đục cành.Bệnh Greening và Tristeza không thấy xuất hiện trên cây bưởi đào.Câycó 3 đợt lộc chính trong một năm (lộc xuân, lộc hè, lộc thu) trong đó lộc hè phát triển mạnh nhất, chiều dài lộc 17,08 cm, số lá/lộc trung bình là 9,65 lá/lộc. Lộc thu và lộc xuân phát triển kém hơn.Cây xuất hiện hoa vào giữa và cuối tháng 1 và kết thúc vào giữa và cuối tháng 3. Thời gian ra hoa tập trung và tương đối ổn định, quả chín vào trung tuần tháng 9 đến tháng 10.Các loài sâu bệnh hại chủ yếu trên cây bưởi nói chung có tác hại không đáng kể, hiện đang bị bệnh chảy gôm và sâu đục thân, đục cành. Cây bưởi nơi đây có đặc điểm khác với các giống bưởi khác đó là có độ ngọt, dôn dốt và độ nhẵn cao hơn, bưởi đến kỳ thu hoạch có màu vàng nhạt, trong cùi và múi có màu hồng đặc trưng, khi ăn có vị chua ngọt cùng hòa quyện. Đặc biệt, thời gian thu hoạch kéo dài đến gần tết Nguyên Đán, đến cuối vụ hạt teo nhỏ lại mà múi không bị khô.

Theo ông Ngô Bá Hương, Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà cho biết: Xã Thanh Hồng hiện có hơn 130 ha bưởi đào, trong đó tập trung chủ yếu ở thôn Lập Lễ, còn lại ở thôn Nhan Bầu và Tiên Kiều. Cây bưởi Thanh Hồng nói riêng và cây bưởi nói chung là rất dễ trồng, tốn ít công chăm sóc, cho năng suất cao, kháng được một số sâu bệnh hại, giá trị kinh tế cao, thời gian khai thác kéo dài. Cây ít xuất hiện sâu bệnh hại. Mối gây hại nguy hiểm nhất hiện nay là bệnh chảy gôm. Đây là một sản phẩm sạch trên thị trường tiêu thụ, có giá trị kinh tế cao nên nhiều người cũng muốn mở rộng diện tích trồng. UBND xã Thanh Hồng đã khuyến cáo nông dân tập trung nâng cao chất lượng bưởi, thực hiện chăm sóc cây bưởi đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời để có một mùa năng suất chất lượng cao.

Ngày 16/1/2017, Bưởi đào Thanh Hồng là một trong những đặc sảncủa tỉnh Hải Dươngđã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận số 4-0274968-000 nhãn hiệu tập thể “Bưởi Thanh Hồng - Thanh Hà”. Hằng năm cây bưởi đào của xã Thanh Hồng năng xuất ước đạt 1.800 tấn đã mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng cho người và trở thành một loại cây chủ lực, một sản phẩm OCOP đạt 3 sao năm 2020.

Hải Ninh

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.