Những vấn đề chung (số 2-2016) 2016-05-06 10:58:36

  Ngày 24/2/2016 UBND tỉnh Hải Dương đã ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về thực hiện thực hiện chiến lược phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020 nhằm mụctiêu “Phát triển mạnh mẽ các hoạt động KH&CN của tỉnh giai đoạn 2016-2020, làm cho KH&CNthực sự là động lực quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020”. 

Nhìn lại kết quả thực hiện giai đoạn 2010-2015 cho thấy đầu tư cho KH&CN từ ngân sách nhà nước còn thấp, trung bình mỗi năm 30,13 tỷ đồng, đạt khoảng 0,45 tổng chingân sách của tỉnh. Các tổ chức KH&CN đã được kiện toàn theo hướng tách các hoạt động quản lý Nhà nước về KH&CN độc lập với các hoạt động dịch vụ KH&CN. Các đơn vị sự nghiệp KH&CN công lập đã chuyển đổi hoạt động sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ. Bộ máy tổ chức quản lý nhà nước về KH&CN ở các huyện, thành phố đang được kiện toàn theo Luật Khoa học và Công nghệ sửa đổi 2013. Chức năng quản lý Nhà nước về KH&CN ở các huyện được giao cho phòng Kinh tế và hạ tầng, ở thành phố Hải Dương và thị xã Chí Linh thuộc Phòng Kinh tế.
Giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho một số đơn vị nghiên cứu và triển khai trên địa bàn tỉnh, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ kiểm định, hiệu chuẩn đo lường, thử nghiệm vật liệu xây dựng, quan trắc và phân tích môi trường, nghiên cứu sinh lý, sinh hoá, di truyền chọn giống, nuôi cấy mô tế bào thực vật, kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm,...
Doanh nghiệp KH&CN còn ít, hiện nay trên địa bàn tỉnh mới có 4 doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp KH&CN.
Nhân lực KH&CN của tỉnh có trình độ thạc sĩ trở lên công tác trong các cơ quan Đảng, đoàn thể, các cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của tỉnh có 1.354 người, trong đó: tiến sỹ 49 người, thạc sỹ 1.305 người (Chưa kể trong các doanh nghiệp và tổ chức khác).
Kết quả hoạt động nghiên cứu ứng dụng KH&CN của tỉnh giai đoạn 2011-2015 đã có nhiều đổi mới; tiếp nhận, chuyển giao các tiến bộ khoa học trong các lĩnh vực sản xuất; các kết quả nghiên cứu đã được ứng dụng trong thực tiễn sản xuất và đời sống với nhiều công nghệ mới, kỹ thuật mới. Xây dựng các luận cứ khoa học cho việc ban hành các chính sách giải quyết hiệu quả các vấn đề bức xúc đối với phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, v.v…
Căn cứ Chiến lược phát triển KH&CN Nhà nướcgiai đoạn 2011 - 2020và thực hiệnNghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2015 - 2020, định hướng phát triển KH&CN của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020 được xác định với bẩy định hướng đó là:
Thứ nhất: Phát triển đồng bộ các lĩnh vựckhoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và công nghệ, bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho việc cụ thể hoá đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước;cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựngchính sách, kế hoạchphát triển kinh tế-xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng và xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
Thứ hai: Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao các tiến bộ KH&CN trong các ngành kinh tế - kỹ thuật của tỉnh nhất là trong cáclĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn, chăm sóc sức khỏe nhân dân,bảo vệ môi trường v.v. Đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị trongsản xuất công nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ  ba: Tăng cường đầu tư phát triển tiềmlực KH&CN,nhất là nguồn nhân lực KH&CN để thực hiện mục tiêu phát triển KH&CN và Kếhoạch phát triển kinh tế-xã hộicủa tỉnh giai đoạn 2016-2020: Phấn đấu đến năm 2020số người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên đạt 9% so với dân số từ 15 tuổi trở lên; hàng năm sẽ tăng 15% nguồn nhân lực KH&CN có chất lượng cao,đầu tư tăng trung bình 15%/năm chi ngân sách cho các hoạt động KH&CN của tỉnh như các Nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước đã đề ra. Tăng cường đầu tư tiềm lực KH&CN cho các đơn vị nghiên cứu triển khai, các trung tâm kiểm định, kiểm nghiệm; phòng thí nghiệm, phân tích... Giành tỷ lệ kinh phí sự nghiệp KH&CN hợp lý cho hoạt động KH&CN cấp huyện nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế-xã hội bức xúc của các địa phương trong tỉnh.
Thứ tư: Thực hiện các chính sách ưu đãi, kêu gọi các doanh nghiệp ở trong và ngoài nước đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường để phát triển các ngành kinh tế- kỹ thuật trên địa bàn tỉnh, nhất là các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường. Khuyến khích thành lập các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng, đổi mới công nghệ phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Thứ năm: Phát triển thị trường công nghệ đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo cân đối các yếu tố cung, cầu và dịch vụ công nghệ. Xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin công nghệ phục vụ cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện đổi mới công nghệ, thiết bị để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các chợ công nghệ ở trong và ngoài nước; tổ chức diễn đàn về đổi mới và chuyển giao tiến bộ KH&CN. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi để đổi mới công nghệ, thiết bị theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013, Luật chuyển giao công nghệ và Luật công nghệ cao, v.v...
Thứ sáu: Tăng cường năng lực, kiện toàn hệ thống và đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý KH&CN và bảo vệ môi trường để KH&CN phát triển nhanh, đúng hướng, hiệu quả và bền vững. Tăng cường chất lượng công tác thẩm định công nghệ; có các giải pháp khuyến khích phát triển thị trường KH&CN và bảo vệ quyền lợi chính đáng về tài sản trí tuệ.
Thứ bẩy: Đẩy mạnhhợp tác, liên kết với các tổ chức khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đầu tư phát triển KH&CNphục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của tỉnh.
Nhiệm vụ trọng tâm trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ giai đoạn 2016-2020 được xác định tập trung vào bẩyChương trình KH&CN gồm:
1. Chương trình Ứng dụng tiến bộ KH&CNphát triển sản xuất hàng hóa góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016-2020, do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì. Đơn vị phối hợp thực hiện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, Sở Tài Nguyên và Môi trường, Hội Nông dân tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số tổ chức KH&CN thực hiện.
2. Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh, do Sở Công Thương chủ trì. Đơn vị phối hợp thực hiện là: Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thị xã, thành phố và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
3. Chương trình ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp, do Sở Khoa học và Công nghệ. Đơn vị phối hợp thực hiện là: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố.
4. Chương trình hỗ trợ phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020, do Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì thực hiện.
5. Chương trình ứng dụng thành tựu khoa học trong chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, do Sở Y tế chủ trì thực hiện.
6. Chương trình bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì thực hiện.
7. Chương trình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất công nghiệp, giao thông  vận tải, xây dựng, do các Sở: Xây dựng, Giao thông - Vận tải chủ trì thực hiện.
UBND tỉnh đã giao cho các sở, ban, ngành, đoàn thể và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có trách nhiệm tổ chức thực hiện Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển Khoa học và công nghệ của tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020 góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Vũ Dương 
Trưởng phòng Quản lý Khoa học
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 2 ra tháng 4/2016
 

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.