Khoa học và công nghệ (số 1,2 - 2020) -0001-11-30 07:06:30

Trong những năm gần đây, các sản phẩm sử dụng gạo nếp làm nguyên liệu vô cùng phong phú từ dùng để nấu cơm, nấu xôi, nấu rượu, làm kẹo mạch nha, làm cốm…Gạo nếp còn để làm ra nhiều loại bánh khác nhau như bánh chưng, bánh giầy, bánh tầy, bánh tét, bánh phu thê, bánh gai, bánh dẻo, bánh ít, bánh khúc, bánh nếp, bánh rán, bánh trôi, bánh chay...Giống lúa nếp DT22 có năng suất cao, chất lượng tốt, xôi thơm nhưng thời gian sinh trưởng còn thuộc nhóm trung ngày.Năm 2019 được sự cho phép của UBND tỉnh, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình trình diễn giống lúa nếp mới NT 202 năng suất cao, chống chịu sâu bệnhtrên địa bàn tỉnh Hải Dương” do thạc sỹ Trần Thị Yến làm chủ nhiệm, nhằm xây dựng mô hình sản xuất giống lúa nếp NT 202 đạt năng suất trung bình 5,5 - 6 tấn/ha, tăng hiệu quả kinh tế tăng từ 10 - 15% so với giống DT22 và hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh giống lúa NT 202 trên địa bàn tỉnh. Ban chủ nhiệm đề tài đã xây dựng mô hìnhvới quy mô 100 hatrên địa bàn các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Gia Lộc, Nam Sách. Giống lúa nếp NT202 được lai tạo từ tổ hợp lai N87-2/DT22và được chọn lọc theo phương pháp phả hệ trong đó giống mẹ là giống nếp N87-2 (N98) có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại tốt đặc biệt bệnh bạc lá, đạo ôn, có xôi mềm, không thơm và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho sản xuất thử theo Quyết định số 20/QĐ-TT-CLT ngày 22/01/2018. Giống nếp NT202 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, ngắn hơn 12 - 14 ngày so với giống lúa nếp DT22 trong vụ xuân và 10 - 15 ngày trong vụ mùa. Cây cao tương đương với NT22, kiểu đẻ nhánh V, sức đẻ nhánh khá, bộ lá màu xanh, hạt màu vàng sẫm, thời gian trỗ trung bình 5 - 7  ngày và trỗ thoát, khối lượng 1000 hạt nhỏ hơn đối chứng 2 - 3 gram, tỷ lệ hạt chắc cao trên 90%, rất cứng cây, bông to và dài hơn DT22, số lượng hạt/bông cao hơn DT 22, nhiều hơn DT 22 từ 15 - 25 hạt/bông, có kiểu cây đẹp, dạng bông và hạt có tiềm năng cho năng suất cao, chống chịu khá với đạo ôn.  Vụ xuân 2019, giốnglúanếp NT 202 chống chịu tốt với rầy nâu, sâu cuốn lá nhỏ, chịu rét, chống đổtốt, chống chịu khá với đạo ôn lá và đạo ôn cổ bông; khô vằn, chống chịu tốt với rầu nâu; sâu cuốn lá và sâu đục thân tốt hơn so với đối chứng DT 22. Giống lúa nếp NT 202 khả năng thích ứng rộng khi sinh trưởng và phát triển tốt trên các chân đất vàn, vàn thấp và vàn cao tại các huyện Bình Giang, Thanh Miện, Nam Sách và Gia Lộc có khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnh hại chính trong điều kiện tự nhiên,thích ứng trên các chân đất vàn, vàn cao và vàn thấp.Tỷ lệ % các nhóm hộ gieo cấy giống nếp NT 202 đạt năng suất từ 55 - 60 tạ/ha chiếm tỷ lệ từ 40,6 - 66,9%; Nhóm đạt năng suất từ 60 - 65 tạ/ha chiếm tỷ lệ từ 27,9 - 43,9%; Hai nhóm đạt năng suất > 65 tạ/ha và < 55 tạ/ha chiếm tỷ lệ nhỏ từ 0% - 9,2%. Vụ mùa năm 2019, giống lúa nếp NT202 chống đổ tốt nên thuận tiện cho thu hoạch bằng máy, giảm chi phí cho người sản xuất, chống chịu tốt với đạo ôn cổ bông, với bệnh bạc lá, khô vằn, rầu nâu,sâu cuốn lá và sâu đục thân và có khả năng thích ứng rộng khi sinh trưởng và phát triển tốt trên các chân đất vàn, vàn thấp và vàn cao tại các huyện Thanh Miện, Nam Sách và Gia Lộc có khả năng sinh trưởng tốt, đẻ nhánh đều, bông đồng đều, trỗ nhanh và vào chắc nhanh; bông to và dài hơn DT 22, số lượng hạt/bông cao hơn 15 - 25 hạt/bông, đạt 259,7 bông hữu hiệu/m2, tỷ lệ hạt chắc trung bình đạt trên 94,0%. Khối lượng đạt 23,2 gram/1000 hạt, hạt nhỏ hơn đối chứng DT 22, năng suất thực thu trong vụ xuân đạt 60,4 tạ/ha, năng suất cao hơn đối chứng DT 22 từ 8 - 17%, năng suất trung bình cao hơn giống đối chứng 12%. Giống lúa nếp NT202 sinh trưởng tốt, đẻ nhánh khỏe và đều, bông to, hạt chắc cao. Số hạt/bông khá ổn định đạt từ 142,9 - 160,2 hạt/bông cao hơn đối chứng DT 22 từ 12 - 25 hạt/bông. Tỷ lệ hạt chắc đạt trên 90%. Khối lượng đạt trung bình 23,1 gram/1000 hạt, năng suất đạt 61,2 tạ/ha cao hơn giống đối chứng DT 22 từ 7 - 15%, năng suất trung bình cao hơn giống đối chứng 11%. Vụ Mùanăm 2019, giống lúa nếp NT 202 cho năng suất ổn định ở cả 2 vụ,tỷ lệ gạo sát 202 đạt 71,5 - 73%  cao tương đương với đối chứng DT22 71,3 - 73,2%; Tỷ lệ gạo nguyên từ 56,9 - 60,6% và tương đương giống DT 22 57 - 60,4%; Hàm lượng Amylose khá ổn định đạt từ 4,6-4,9% và tương đương giống DT 22 4,5 - 4,9%. Chất lượng thử nếm xôi cho thấy xôi màu trắng, bóng, có độ mềm, độ dính, hơi thơm và vị ngon tương đươngvới giống đối chứng DT22. Chất lượng gạo sát của giống nếp NT202 vụ mùa thấp hơn vụ xuân đạt 70,8 - 72,2 % tương đương với đối chứng DT22 71 - 73,5%; Tỷ lệ gạo nguyên cao hơn vụ xuân đạt từ 62 - 63,3% và cũng tương tự như giống DT22 62,5 - 63,5%. Hàm lượng Amylose ổn định, tỷ lệ gạo xát và gạo nguyên cao trong cả hai vụ gieo trồng, xôi dẻo, đậm, mềm, thơm nhẹ, có tiềm năng làm các loại bánh tương tự như DT22. Giống nếp mới NT 202 có thời gian sinh trưởng ngắn, chống chịu tốt với  đạo ôn và rầy nâu, khả năng chống đổ tốt, phù hợp với chân đất vàn, vàn thấp và vàn cao, tỷ lệ xay xát cao, chất lượng xôi mềm, dẻo ngon, phù hợp cho chế biến nhiều loại bánh, đáp ứng yêu cầu của thị trường; đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn 16 - 18% so với khi canh tác giống DT 22. Với giá bán thóc 9.800 đồng/kg thóc khô, vụ xuân 2019 giống lúanếp NT 202 thu được lãi ròng là 36.112.000 đồng/ha, tương đương với 1.298.000 đồng/sào bắc bộ cao hơn 6.532.000 đồng/ha so với khi canh tác giống DT 22 29.580.000 đồng/ha tương đương với 1.064.000 đồng/sào. Giống lúa nếp NT 202 mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất nếp DT22 là 18,09%.Vụ mùa 2019 sản xuất 1 ha nếp NT 202 thu được lãi ròng là 34.429.000 đồng, tương đương với 1.238.000 đồng/sào bắc bộ cao hơn 5.489.000 đồng/ha so với khi canh tác giống DT 22 28.940.000 đồng/ha tương đương với 1.041.000 đồng/sào. Giống lúa lúa nếp NT 202 mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn sản xuất nếp DT 22 là 16%. Mô hình sản xuất thử giống lúa nếp NT 202 tăng hiệu quả kinh tế từ 10 - 15% so với giống DT 22. Năm 2019, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đã liên kết với Công ty TNHH Nông nghiệp HT Việt Nam thu mua sản phẩm thóc nếp NT 202 đạt gần 300 tấn/vụ so với sản lượng thóc gạo được sản xuất khoảng 301 - 306 tấn/vụ đạt tỷ lệ từ 94,1 - 98,7%. Giống NT 202 có thời gian sinh trưởng thuộc nhóm ngắn ngày, ngắn hơn DT 22 từ 10-15ngày, có khả năng chống chịu khá với các loại sâu bệnhhại chính trong điều kiện tự nhiên; cứng cây, chống đổ tốt, trỗ nhanh 5 - 7 ngày, thoát cổ bông tốt. Độ thuần đồng ruộng giống lúa nếp NT 202 tốt,có năng suất thực thu bình quân các điểm đạt 60,4 tạ/ha trong điều kiện vụ xuân và 61,5 tạ/ha; mùa 2019 cao hơn đối chứng DT 22 ở cả 2 vụ từ 7 - 18% và hiệu quả kinh tế tăng so với giống lúa DT 22 là từ 16 - 18%.Giống lúa nếp NT202 có chất lượng gạo và xôi tốt tương tụ như đối chứng DT22 nên phù hợp với nhu cầu nội tiêu và xuất khẩu. Giống lúa nếp NT202 đạt năng suất cao hơn 60 tạ/ha. Ban chủ nhiệm đề tài đã liên kết tiêu thụ được 585tấn thóc nếp NT 202 chiếm 96,3% tổng sản lượng thu được của mô hình góp phần nâng cao thu nhập từ nghề trồng lúa cho người dân. Bài của Bảo Châu Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1+2 ra tháng 6/2020

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.