Khoa học quản lý (số 4 - 2020) -0001-11-30 07:06:30

Năm 2020, toàn tỉnh có 228 sáng kiến được đưa vào thẩm định và chấm điểm thuộc 3 lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội và nhân văn, kết quả có 112 sáng kiến được công nhận. Sau một thời gian thực hiện quy trình chấm, ngày 04/9/2020, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 220/QĐ - SKHCN về việc công nhận Sáng kiến cấp tỉnh năm 2020 cho 112 sáng kiến cấp tỉnh năm 2020, chi tiết như sau:

1. Giáo dục đạo đức kinh doanh cho học sinh THPT trong dạy và học môn GDCD, Đặng Thanh Huyền, Trường THPT Gia Lộc.

2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học môn GDCD lớp 7 ở trường THCS, Nguyễn Thế Quang, Trường THCS Phú Thái (Kim Thành).

3. Một số giải pháp để nâng cao kiến thức phòng tránh, kĩ năng khắc phục tai nạn thương tích cho học sinh thông qua giảng dạy môn GDQP-AN cấp THPT, Nguyễn Văn Phước, Trường THPT Thanh Miện.

4. Dạy viết đoạn văn theo hướng phát huy tính tích cực, tự quản trong học tập cho học sinh lớp 2, Bùi Thị Như Hoa, Trường TH Kim Anh (Kim Thành).

5. Một số gợi ý giúp học sinh học tốt phần từ loại (Danh từ, Động từ, Tính từ) lớp 4, Nguyễn Thị Vân, Trưởng Trường TH Tứ Minh (TP.Hải Dương).

6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả nhận biết các kiểu câu trong phân môn luyện từ và câu lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực học sinh, Đào Thị Liễu, Trường TH Lai Cách (Cẩm Giàng).

7. Một số biện pháp rèn chữ viết chữ cỡ nhỏ cho học sinh lớp 1, Nguyễn Thị Hồng Vân, Trường TH và THCS Hồng Phong (Nam Sách).

8. Rèn kỹ năng làm câu hỏi đọc hiểu trong đề thi vào lớp 10 nhằm nâng cao chất lượng thi vào THPT, Nguyễn Thị Thu Hương, Trường THCS Thanh An, (Thanh Hà).

9. Phát triển năng lực cho học sinh khi dạy kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - môn Ngữ văn lớp 9, Nguyễn Thị Huyền, Trường THCS Cẩm Định (Cẩm Giàng).

10. Một số biện pháp hướng dẫn học sinh khai thác chất họa trong thơ trữ tình lớp 8,9 nhằm nâng cao năng lực cảm thụ thơ cho học sinh, Nguyễn Thị Linh, Trường THCS Thanh Hồng (Thanh Hà).

11. Một số biện pháp phát triển năng lực hợp tác của học sinh trong dạy Tập làm văn lớp 6, Nguyễn Thu Thủy, Trường THCS Phú Thái (Kim Thành).

12. Một số phương pháp giáo dục giá trị sống cho học sinh qua việc dạy - học văn bản Ngữ văn 6, Nguyễn Thị Yến, Trường THCS Kim Anh (Kim Thành).

13. Một số phương pháp tiếp cận ba dạng bài Nghị luận xã hội (dành cho học sinh lớp 9 ôn thi THPT), Đinh Cầm Châu, Trường THCS Võ Thị Sáu (TP.Hải Dương).

14. Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản văn chương qua hệ thống phiếu học tập, Nhâm Thị Dung, Trường THPT Đoàn Thượng.

15. Tích hợp di sản văn hóa địa phương vào dạy học môn Ngữ văn thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy năng lực, phẩm chất cho học sinh THPT, Phạm Thị Bích Phượng, Trường THPT Quang Trung.

16. Định hướng phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh khi dạy các văn bản văn học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn lớp 11, Nguyễn Thị Thu Thanh (Sở Giáo dục và Đào tạo).

17. Dạy học đọc hiểu văn bản thơ theo định hướng phát triển năng lực tự học và năng lực sáng tạo cho học sinh THPT, Hoàng Thị Thu Phương, Trường THPT Chí Linh.

18. Định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh qua môn Ngữ văn ở trường THPT, Trần Văn Nghìn (Sở Giáo dục và Đào tạo).

19. Rèn luyện cho học sinh kỹ năng đánh giá sản phẩm học tập trong dạy học Ngữ văn THPT, Đào Bá Xiêng, Trường THPT Khúc Thừa Dụ.

20. Tổ chức các hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực giao tiếp cho học sinh trong môn Ngữ văn THPT, Bùi Thị Nga, Trường THPT Quang Trung.

21. Phương pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THCS, Nguyễn Thị Loan, Trường THCS Toàn Thắng (Gia Lộc).

22. Phát huy hiệu quả một số kỹ thuật tương tác trong hướng dẫn học sinh tự học phần lịch sử Việt Nam lớp 8 (1858 - 1918), Phùng Thị Xuân, Trường THCS Quang Phục (Tứ Kỳ).

23.Các biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học theo chủ đề môn Lịch sử ở trường THPT theo hướng phát triển năng lực người học, Phạm Thị Ngọc, Trường THPT Gia Lộc II.

24. Hình thành nhận thức lịch sử qua kỹ năng đánh giá sự kiện nhằm xây dựng phẩm chất công dân toàn cầu cho học sinh lớp 10 - THPT, Nguyễn Thị Bích Hường, Trường THPT Tứ Kỳ.

25. Tổ chức cho học sinh thuyết trình bài học Lịch sử nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong học tập bộ môn ở trường THPT, Nguyễn Thị Hồng Thanh, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.

26. Cách thức tổ chức hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử cho học sinh trong trường THPT, Nguyễn Thanh Thủy (Sở Giáo dục và Đào tạo).

27.Một số biện pháp và hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy Tiếng Anh cho học sinh khối lớp 3,4,5, Vũ Thị Hài, Trường TH Tứ Cường (Thanh Miện).

28. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát huy tối đa năng lực của học sinh trong phần project - Tiếng Anh 7 - SGK chương trình mới, Vũ Thị Minh Hiếu, Trường THCS Lê Quý Đôn.

29. Hướng dẫn soạn giảng bài ôn thi THPT Quốc gia 2020 Online chuyên đề “Kĩ năng đọc hiểu (reading comprehension) phần 1, Hoàng Thị Vân, Trường THPT Chí Linh.

30. Tổ chức một số hoạt động trên lớp và ra bài tập về nhà nhằm phát huy tính tích cực và sáng tạo trong quá trình học tập môn Tiếng Anh của học sinh lớp 10,11, Nguyễn Thị Phương Mai, Trường THPT Tứ Kỳ.

31. Sử dụng các công cụ trực tuyến Kahoot và Flipgrid trong dạy học Tiếng Anh ở trường THPT, Nguyễn Thị Thu Trang, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.

32. Ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy-học môn Âm nhạc 8 ở trường THCS, Giang Thị Loan, Trường THCS Phạm Kha (Thanh Miện).

33. Đổi mới hoạt động dạy học môn Mĩ thuật ở TH phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo hướng tăng cường ứng dụng vào cuộc sống, Nguyễn Thị Tú, Trường TH Chu Văn An (TP.Chí Linh).

34. Nâng cao chất lượng dạy học hình tam giác, hình thang theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh, Phạm Thanh Mừng, Trường TH Bình Dân (Kim Thành).

35. Nâng cao chất lượng dạy học hình tam giác, hình thang theo định hướng phát triển năng lực học tập của học sinh, Phạm Thanh Mừng, Trường TH Bình Dân (Kim Thành).

36. Mẹo hướng dẫn học sinh năng khiếu lớp 5 giải toán tỉ số phần kiểu bài quả (củ, thân, hạt…)  khô, quả (củ, thân, hạt…) tươi, Phạm Thị Hằng, Trường TH Trùng Khánh (Gia Lộc).

37. Phát triển năng lực tư duy cho học sinh thông qua kĩ thuật hệ số bất định trong bài toán bất đẳng thức, Bùi Duy Chuân, Trường THCS Lai Vu (Kim Thành).

38. Phát triển năng lực tư duy thông qua một số dạng số học điển hình trong trường THCS, Vũ Duy Đĩnh, Trường THCS Phú Thái (Kim Thành).

39. Vẽ thêm đường song song để giải một số bài toán hình học, Vũ Thị Thu Hường, Trường THCS Vũ Hữu (Bình Giang).

40. Phát triển tư duy học sinh qua bài toán liên quan đến đường phân giác, đường trung tuyến, đường cao của tam giác, Lê Đình Mai, Trường THCS Cẩm Giàng (Cẩm Giàng).

41. Sử dụng linh hoạt phần mềm Cabri 3D nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh khi học hình không gian, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Trường THPT Phả Lại (TP.Chí Linh).

42. Phát triển tư duy sáng tạo và năng lực tự học cho học sinh thông qua bài tập về hàm số lớp 12, Lê Thị Thu Hiền, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ (TP.Hải Dương).

43. Phát triển tư duy phản biện cho học sinh thông qua một số bài toán tích phân, Đinh Thị Xuân, Trường THPT Thanh Hà.

44. Một số bài toán chứa tham số trong kì thi đại học, cao đẳng và THPT quốc gia, Lê Xuân Nguyên, Trường THPT Thanh Hà.

45. Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian theo hướng tiếp cận năng lực và nâng cao khả năng tự học, Nguyễn Văn Phong, Trường THPT Tứ Kỳ.

46. Hàng điểm điều hòa và các thế hình quen thuộc, Tăng Văn Đạt, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.

47. Hướng dẫn học sinh phát hiện nhanh tính chất của hàm số từ đồ thị trong giải toán trắc nghiệm, Trần Ngọc Bình, Trường THPT Hồng Quang.

48. Giúp học sinh phân loại và giải quyết các bài toán trắc nghiệm về tỉ số thể tích theo một số công thức tính toán nhanh trong môn Hình học không gian lớp 12, Lưu Hải Vĩnh, Trường THPT Ninh Giang.

49. Phân dạng các bài toán hàm ẩn liên quan đến cực trị của hàm số, Vũ Lan Dung, Trường THPT Đoàn Thượng.

50. Một số phương pháp giải hệ phương trình, Lê Thị Hoa Lưu, Trường THPT Bến Tắm.

51. Hướng dẫn học sinh giải toán số phức, Đoàn Thị Vi, Trường THPT Thanh Miện.

52. Phương pháp giải một số dạng bài tập cơ bản và nâng cao phần lực đẩy Ác - Si - Mét Vật lý 8, Nguyễn Thị Trang, Trường THCS Tiên Động (Tứ Kỳ).

53. Hướng dẫn học sinh giải bài tập thực nghiệm, Mạc Thị Trang, Trường THCS Phạm Sư Mạnh (TX.Kinh Môn).

54. Đổi mới sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn theo hướng dự giờ phân tích hoạt động của học sinh. Chủ đề “Máy phát điện xoay chiều, động cơ không đồng bộ ba pha”, Tô Văn Quỳnh, Trường THPT Chí Linh.

55. Giúp học sinh sáng tạo Khoa học Kĩ thuật thông qua giáo dục Stem trong dạy học về dòng điện trong chất bán dẫn, Đinh Trần Thêu, Trường THPT Hồng Quang.

56. Xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự của học sinh phần giao thoa sóng - Vật lí 12, Đặng Văn Vịnh, Trường THPT Quang Trung.

57. Tổ chức dạy học nội dung kiến thức Các định luật bảo toàn Vật lí lớp 10 THPT gắn với giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh, Nguyễn Diệu Linh, Trường THPT Hồng Quang.

58. Phát huy năng lực tự học để làm bài tập hóa học mức độ vận dụng thông qua rèn kỹ năng giải bài tập định lượng theo phương trình hóa học cho học sinh lớp 8, Phạm Mạnh Hùng, Trường THCS Tam Kỳ (Kim Thành).

59. Ưu việt của Microsoft Teams trong dạy học trực tuyến và ứng dụng vào dạy môn Hóa học lớp 12 - Chủ đề: Nhôm và hợp chất của nhôm, Phạm Thị Lan Anh, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

60. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống cho học sinh thông qua thiết kế và tổ chức các chủ đề STEM trong dạy Hóa học 11, Vũ Thị Ngọc Oanh, Trường THPT Thanh Miện.

61. Phương pháp giải bài tập đồ thị điện phân dung dịch, Phạm Thị Hạnh, Trường THPT Bình Giang.

62. Đổi mới phương pháp dạy học trong tiết luyện tập môn Hóa học THPT bằng cách sử dụng trò chơi và các sản phẩm Hands-on, Phạm Thị Dung, Trường THPT Đoàn Thượng.

63. Tăng cường giáo dục chăm sóc mắt và phòng chống mù lòa cho HS thông qua dạy học tích hợp chủ đề: “Mắt sáng học hay”, Nguyễn Thị Hằng, Trường THCS Phạm Sư Mạnh (TX.Kinh Môn).

64. Thiết kế và sử dụng bản đồ khái niệm trong dạy học Sinh học 11, Lê Huy Chiến, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.

65. Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi.

66. Vận dụng phương pháp dạy học theo góc vào bài 18 “Chu kỳ tế bào và quá trình nguyên phân” - Sinh học 10, Trường THPT Nam Sách II.

67. Ứng dụng phần mềm Zoom Cloud Meetings và trò chơi trực tuyến trong dạy học bài “Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật” Sinh học 10, Phạm Thị Lan Anh, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

68. Bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh thông qua đổi mới cách thức dạy bài tập liên kết gen, hoán vị gen - Sinh học 12 THPT, Hà Thị Thu Trang, Trường THPT Nguyễn Văn Cừ.

69. Xử lý mảng một chiều, xử lý xâu trong ôn thi học sinh giỏi và bài tập minh họa, Nguyễn Thị Thu Hằng, Trường THPT Chí Linh.

70. Rèn kỹ năng vẽ sơ đồ mạch điện cho học sinh trong chương trình dạy nghề phổ thông cấp THCS bằng phần mềm mô phỏng mạch điện, Nguyễn Huy Dương, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Tứ Kỳ.

71. Dạy học gắn với sản xuất, kinh doanh -  chủ đề Công nghệ chế tạo phôi, Trịnh Thị Thư, Trường THPT Nguyễn Du.

72. Một số biện pháp xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia mức độ II và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ III, Lê Thị Hiền, Trường MN Cẩm Phúc (Cẩm Giàng).

Bài của Lê Tuấn Linh

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 10 năm 2020

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.