Khoa học quản lý (số 3 - 2021) -0001-11-30 07:06:30

Vụ lúa Chiêm xuân thu hoạch sớm hơn 3 - 5 ngày so với trung bình nhiều năm (TBNN) nên làm đất, gieo cấy lúa trà sớm và trà trung sớm hơn so với cùng kỳ năm trước (CKNT) khoảng 3 - 5 ngày. Lúa được mùa cả 3 trà; năng suất lúa bình quân 58,05 tạ/ha, cao hơn 1,93 tạ/ha so với vụ mùa 2019.

Các mô hình tích tụ ruộng đất sản xuất lớn, mô hình cấy máy chưa nhiều. Các tiến bộ kỹ thuật thâm canh tiếp tục được ứng dụng, giúp nâng cao năng suất, hiệu quả sản xuấ tnhư: cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất khoai tây; trồng dưa chuột không sử dụng giàn dóc; kỹ thuật che phủ nilon tránh mưa cho rau vụ sớm; che phủ phòng chống sâu bệnh bằng màng phủ không dệt; mở rộng diện tích sản xuất trong nhà màng, nhà lưới; sản xuất theo VietGAP, sản xuất hữu cơ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và cho hiệu quả kinh tế cao. Xuất hiện thêm nhiều mô hình thuê mượn ruộng sản xuất hàng hóa tập trung; mô hình liên kết trong sản xuất tiêu thụ được mở rộngcho hiệu quả kinh tế cao, ít sử dụng công lao động.

Vụ Mùa 2020, toàn tỉnh gieo cấy 55.901 ha, đạt 99,4% so kế hoạch, bằng 97,9% so với cùng kỳ năm trước (CKNT). Năng suất trung bình cả vụ 58,05 tạ/ha, cao hơn 1,93 tạ/ha so với vụ mùa 2019 (56,12 tạ/ha). Các huyện, TP, TX đạt năng suất cao là Nam Sách 61,27 tạ/ha; thấp nhất thành phố Chí Linh 52,51 tạ/ha; Sản lượng lúa 324.494 tấn, tăng 4.133 tấn so với vụ mùa 2019 (320.372 tấn).Xây dựng 53 mô hình, tại 10 huyện, thành phố, diện tích 1.639,57 ha (đạt 83,4% kế hoạch) với 9.888 hộ tham gia.

Vụ hè thu 2020, toàn tỉnh gieo trồng 9.810 ha, đạt 103,2% kế hoạch, cao hơn 156 ha so CKNT (9.654 ha). Trong đó cây ngô 1.026 ha; rau các loại 6.861 ha (dưa hấu 1.155 ha, dưa chuột 307 ha, dưa lê 333 ha, bí các loại 320 ha, mướp 216 ha,...); cây màu còn lại 1.923 ha. Diện tích rau màu hè thu chủ yếu tập trung tại khu C Kim Thành và một số xã của huyện Tứ Kỳ, Gia Lộc, Cẩm Giàng, Kinh Môn,..

Vụ Đông năm 2020 - 2021 toàn tỉnh gieo trồng 21.811 ha cây rau, màu các loại, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 509 ha so với CKNT (năm 2020 là 21.302 ha). Cơ cấu cây vụ đông được chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ như cây hành củ 6.002 ha (tăng 244 ha); cây cà rốt 1.194 ha (giảm 38 ha); cây bắp cải 1.689 ha, (tăng 89 ha); su hào 1510 ha (giảm 16 ha), súp lơ 717 ha (tăng 55 ha); khoai tây 889 ha (tăng 269 ha). Năng suất các loại cây trồng đều tăng so với vụ đông 2019 - 2020, nhất là các cây trồng chủ lực như: Hành củ 168,63 tạ/ha, cao hơn 11,7 tạ/ha so CKNT; cà rốt 507,57 tạ/ha, cao hơn 126,8 tạ/ha... Một số ít cây trồng có năng suất giảm như dưa lê, bí đỏ,...Sản lượng rau các loại đạt 474.855 tấn, tăng 11,2% so với vụ đông 2019 - 2020. Trong đó, hành củ 101.212 tấn, tăng 12% so CKNT; cà rốt 60.604 tấn, tăng 29,2%; cải bắp 86.840 tấn, tăng 12,8%; su hào 54.827 tấn, tăng 19,2%... Lãi 6 - 10 triệu đồng/sào bắp cải, su hào, súp lơ; 8 - 13 triệu đồng/sào cà rốt; 10-15 triệu đồng/sào hành tỏi. Giá trị sản xuất đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 305 tỷ đồng (9,5%) so với vụ đông 2019 - 2020 (3.195 tỷ đồng), giá trị tăng do năng suất, sản lượng các cây rau tăng so CKNT và có dự chuyển dịch mạnh sang cây trồng có giá trị kinh tế cao. Giá trị theo giá thực tế 4.550 tỷ đồng, tăng 397 tỷ đồng so với CKNT (4.153 tỷ đồng), bình quân 208 triệu đồng/ha, tăng 18 triệu đồng/ha so vụ đông năm trước (190 triệu đồng);cao gấp 3 lần so trồng lúa/vụ, gấp hơn 2,5 lần so bình quân chung các tỉnh phía Bắc (75 triệu đồng/ha).

Toàn tỉnh có tổng số 51 mô hình, diện tích 481,5 ha (đạt 93,8% KH) ở 8 huyện, thành phố. Tổng 3.562 hộ tham gia. Trong đó, vùng cà rốt 30,5 ha; cải bắp, su hào, rau cải 338,7 ha, ngô ăn bắp tươi 81,8 ha, bí các loại 30,5 ha. Tổng diện tích nhà màng nhà, nhà lưới năm 2020 là 28 ha. Trong đó, có nhiều công ty, HTX, hộ gia đình có diện tích 1 ha nhà màng, nhà lưới trở lên như Công ty CP NS Hưng Việt, Công ty CP Nông nghiệp Hữu cơ HD Green, HTX Tân Minh Đức huyện Gia Lộc; Công ty TNHH Tri Thức Việt huyện Thanh Miện; HTX Au Viet Farm huyện Kim Thành; hộ Nguyễn Văn Tròn TX.Kinh Môn;Cơ sở sản xuất kinh doanh Trầm Hương Farm huyện Cẩm Giàng. Các mô hình nhà màng, nhà lưới trồng rau, dưa các loại cho giá trị kinh tế cao từ 0,65 - 1,5 tỷ đồng/ha/năm.

Vụ mùa năm 2021 toàn tỉnh dự kiến gieo cấy 55.250 ha, năng suất 57 tạ/ha, sản lượng 315.000 tấn. Cây rau màu dự kiến trồng 9.500 ha, trongđó rau các loại 6.500 ha, cây ngô 1.000 ha, cây chất bột 500 ha, cây công nghiệp và cây khác 1.500 ha. Trà mùa sớm chiếm25% diện tích, khoảng 14.000 ha, cấy chân cao cho thu hoạch trước ngày 05/10/2021 để trồng cây vụ đông sớm. Sử dụng các giống ngắn ngày 85 - 105 ngày; Gieo mạ dược, mạ sân trên nền đất cứng, mạ khay, cấy máy; cấy từ ngày 15 - 25/6/2021,gieo thẳng từ ngày 20 - 25/6/2021.

- Trà mùa trung: chiếm 67% diện tích, khoảng 36.750 ha. Nhóm giống lúa thuần, chất lượng gạo cao 73%; nhóm giống lúa thuần, năng suất cao 25%; nhóm giống lúa lai 2% tổng diện tích gieo cấy.Tăng sử dụng các giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt, thích ứng thời tiết tốt, chống chịu bệnh bạc lá, lùn sọc đen, vàng lụi để tăng năng suất.

+ Đối với diện tích đất chân cao, chân vàn: Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ  95 - 115 ngày để trồng cây vụ đông. Gieo mạ sân trên nền đất cứng, mạ khay cấy máy,cấy từ ngày 25/6 - 05/7/2021; gieo thẳng từ ngày 25 - 30/6/2021.

+ Đối với diện tích Chân vàn trũng, trũng: Sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng từ 120 - 130 ngày, gieo mạ dược, cấy từ ngày 01 - 10/7/2021, tuổi mạ 25 - 30 ngày.

- Trà mùa muộn:8% diện tích, khoảng 4.500 ha, gồm các giống nếp đặc sản. Gieo mạ dược, cấy từ ngày 05 - 20/7/2021, tuổi mạ 30 - 35 ngày.

Từ tháng 7,8 mưa lớn cục bộ có thể gây ngập úng cục bộ gây mất mạ, mất lúa, nhất là trên diện tích 13.000 ha chân trũng nên cần quyết liệt chỉ đạo nông dân gieo cấy đúng lịch, không cấy muộn, nhất là diện tích nếp Cái Hoa Vàng, nếp Xoắn tại Kinh Môn, Kim Thành, cấy kết thúc trước ngày 20/7/2021. Dự phòng thóc giống ngắn ngày như KD18, HN6, BT7 để gieo cấy bổ sung nếu mạ, lúa chết do ngập úng kết thúc trước 05/8/2021. Sản xuất “một vùng - một giống - một thời gian” để tiện cho việc đầu tư thâm canh, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Mở rộng các mô hình tích tụ ruộng đất, ứng dụng cơ giới đồng bộ để tăng hiệu quả sản xuất lúa. Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng, áp dụng biện pháp “3 giảm, 3 tăng”. Phát triển cây màu chủ lực, tăng diện tích trồng rau màu có che phủ nilon, sản xuất trong nhà màng, nhà lưới mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt GAP (VietGAP, Basic GAP), hữu cơ.

Vụ đông năm 2021 - 2022 toàn tỉnh phấn đấu gieo trồng 21.000 ha. Trong đó, diện tích rau các loại 18.000 ha. Trong đó, cây rau chủ lực: Hành, tỏi củ 6.500 ha; cà rốt 1.200 ha; bắp cải, su hào, súp lơ 4.500 ha; khoai tây 1.000 ha; ngô1.500 ha; cây khác 1.500 ha. Giá trị sản xuất theo giá thực tế đạt 4.000 tỷ đồng, bình quân 190 triệu đồng/ha. Tiếp tục duy trì, mở rộng và phát triển vùng sản xuất hàng hoá tập trung quy mô lớn, có thị trường tiêu thụ thuận lợi như vùng hành củ, cà rốt, củ đậu, cải bắp, su hào, súp lơ, cà chua,...xây dựng thương hiệu và truy xuất nguồn gốc để tăng sản lượng xuất khẩu, hạn chế khó khăn trong tiêu thụ do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đảm bảo quỹ đất cho gieo trồng 21.000 ha cây vụ đông theo kế hoạch; tăng diện tích cây vụ đông sớm và cây trồng cho giá trị kinh tế cao; đẩy mạnh sản xuất có hợp đồng bao tiêu sản phẩm và sản xuất rau an toàn.

Các giải pháp cụ thểnhư

- Đối với các giống ngô tẻ: thời gian sinh trưởng từ 115 - 125 ngày  các giống LVN99, VS36, PAC 789, CP111,...) gieo trồng trên đất bãi ngoài đê, gieo trong xong trước 15/9/2021. Các giống ngô nếp, ngô ngọt, thời gian sinh trưởng dưới 80 ngày các HN 88, HN 68, TBM 18, ADI 668 và các giống ngô ngọt Sugar 75, Sugar 75,…: gieo hạt làm bầu tập trung trước 25/9/2021, trường hợp muộn nhất có thể đến 05/10/2021.

- Đối với cây hành củ, tỏi: Chọn giống từ các ruộng sạch bệnh và được bảo quản tốt từ vụ trước. Thời vụ trồng tập trung từ ngày 25/9 - 15/10/2021. Diện tích trồng tập trung tại thị xã Kinh Môn, huyện Nam Sách, Kim Thành, TP.Hải Dương. Lựa chọn giống chất lượng củ tốt, năng suất cao, phù hợp với thị trường như Ti-103, Super VL 444 của Nhật Bản. Gieo trồng từ ngày 01/9 - 15/10/2021. Diện tích trồng tập trung tại huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, TP Chí Linh.

- Đối với cải bắp, su hào, súp lơ: Lựa chọn các giống chất lượng, có thương hiệu, chống chịu thời tiết tốt, vụ sớm chọn giống chịu nhiệt. Giống cải bắp như Sakata N070, N071, VL560, NS cross, TV25, Pakse 287; su hào như B40, Winner, TV16; súp lơ như Sakata 1502, súp lơ xanh F1 Marathone, White Corona. Gieo trồng từ ngay 15/8 - 31/12/2021. Diện tích trồng tập trung tại huyện Gia Lộc, Tứ Kỳ, Kim Thành, Thanh Miện.

- Đối với cây bí xanh, bí ngô: Lựa chọn giống F1 có nguồn gốc Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan chống chịu sâu bệnh, thời tiết tốt, chất lượng quả tốt, năng suất cao, phù hợp với thị trường như bí xanh số 2, số 5, Bí xanh Sặt, bí xanh Nova 209; bí đỏ Nova 79, Bí đỏ đồng tiền vàng. Diện tích trồng tập trung tại huyện Gia Lộc, Cẩm Giàng, Bình Giang, Nam Sách, Thanh Miện. Trồng trên đất bãi ngoài đê, đất trồng cây hè thu, gieo trước ngày 15/9/2021; đất hai vụ lúa trồng trước ngày 25/9/2021, thời gian bầu 7 - 10 ngày, áp dụng biện pháp làm bầu, trồng xen rạch lúa.

- Đối với ây khoai tây: Sử dụng các giống sạch bệnh, có chứng nhận theo quy định như Sinora, Solara, Aladin, Atlantic, Marabel. Diện tích trồng tập trung tại huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Thanh Miện, Thanh Hà.Thời vụ trồng tập trung từ 25/10 - 15/11/2021, tốt nhất từ 1-10/11/2021.

Tỉnh Hải Dương cũng triển khai thực hiện tốt các mô hình “sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế”. Quy hoạch vùng trồng “1 vùng một giống” để đảm bảo độ đồng đều, tỷ lệ đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho 3 sản phẩm chủ lực cà rốt, cải bắp, súp lơ. Xây dựng, duy trì, mở rộng các vùng sản xuất rau hàng hóa tập trung áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP, Basic GAP, GlobalGAP); Đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức người sản xuất, sơ chế tiêu thụ về quy trình sản xuất an toàn (GAP, HACCP). Tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ rau an toàn. Tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, cá nhân mở rộng mô hình thuê đất sản xuất hàng hóa lớn, liên kết sản xuất, thu mua, vận chuyển và tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tăng cường chỉ đạo áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất rau: Trồng rau có che phủ nilon, trồng trong nhà màn, nhà lưới, sử dụng màng phủ che luống, phân hữu cơ, thuốc BVTV sinh học; tưới nước tiết kiệm; chế biến và bảo quản sau thu hoạch.

Vụ mùa năm 2021 và vụ đông năm 2021 - 2022 tỉnh Hải Dương hỗ trợ mở rộng vùng sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau, trái cây năm 2021. Trong đó, hỗ trợ sản xuất rau 480 ha.Hỗ trợ cấy máy thuộc Đề án: “Phát triển diện tích cấy lúa bằng máy giai đoạn 2020 - 2025, vụ mùa 2021 hỗ trợ 45 mô hình, diện tích 166 ha trình diễn cấy máy; mở rộng 25 mô hình cấy máy, diện tích 313,5 ha; hỗ trợ cơ sở sản xuất mạ khay cấy máy 01 cơ sở mới. Hỗ trợ thuốc diệt chuột đợt 4 cho 100% diện tích gieo cấy lúa vụ Mùa 2021.

Bài của Lê Thái Nghiệp

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 3 ra tháng 6 năm 2021

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.