Những vấn đề chung (số 5 - 2021) -0001-11-30 07:06:30

Ngày 15/8/2021, Ban thường vụTỉnh ủy(BTV) ban hành Đề án số 02-ĐA/TU về “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển, giai đoạn 2021 - 2030”;đây là đề án nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với nội dung cơ bản gồm:

I. Tính cấp thiết xây dựng đề án.

Những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, BCH Trung ương; Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành nhiều nghị quyết, quy chế, quy định về đổi mới và nâng cao chất lượng công tác cán bộ và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên, so với yêu cầu về đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp đông nhưng chưa mạnh; cơ cấu có nơi còn chưa hợp lý; kỹ năng công tác còn hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp; chưa chủ động, sáng tạo trong chỉ đạo, giải quyết những vấn đề phức tạp, nảy sinh. Cán bộ lãnh đạo chưa thực sự đổi mới, năng động sáng tạo, có tư duy đột phá, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm...

Do đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín đáp ứng yêu cầu phát triển là hết sức cần thiết.

II. Mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Mục tiêu chung

Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có phẩm chất, trình độ, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý; có khát vọng phát triển mạnh mẽ, tư duy đổi mới, sáng tạo, đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức kỷ luật cao, tận tụy, trách nhiệm cao với công việc được giao; phong cách và phương pháp làm việc chuyên nghiệp, khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân; có kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ và kỹ năng công tác...Xây dựng hình mẫu cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu đáp ứng yêu cầu “3 không”,“4 có”,“6 dám”[1].

2.2. Mục tiêu cụ thể

* Đến hết năm 2025

 (1) Phấn đấu trên 20% cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý đảm bảo tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên cao cấp; 100% lãnh đạo cấp sở, ngành và 70% cán bộ thuộc diện ban thường vụ cấp ủy cấp huyện quản lý đảm bảo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính (trừ cán bộ cấp xã).

 (2) Từ 10 - 15% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh dưới 40 tuổi; có ít nhất 2 đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy dưới 45 tuổi; có ít nhất 15% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên BTVcấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi; 10% trở lên cấp ủy viên cấp xã có độ tuổi dưới 30 tuổi; tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy các cấp không dưới 15%; tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt ít nhất 20%; phải có ít nhất 1 cán bộ nữ trong ban thường vụ cấp ủy cấp huyện, cấp tỉnh.

 (3)100% cán bộ lãnh đạo chủ chốt, 90% công chức cấp xã có trình độ chuyên môn đại học và trung cấp lý luận chính trị, có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước; 80% cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ cao đẳng, đại học; có ít nhất 30% bí thư cấp ủy cấp xã đồng thời là chủ tịch UBND.

 (4) Bố trí 100% bí thư cấp ủy cấp huyện không phải là người địa phương. Mỗi năm luân chuyển ít nhất 10% cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý. Cấp huyện bố trí ít nhất 10% số xã, phường, thị trấn có bí thư cấp ủy hoặc chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương; bố trí 10 - 15% số xã, phường, TT có cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) tăng cường về làm phó chủ tịch UBND xã, phường, TT.

 (5) 40% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định... 

1.2.2. Đến hết năm 2030

 (1) Trên 30% cán bộ thuộc diện BTV Tỉnh ủy quản lý đảm bảo tiêu chuẩn của ngạch chuyên viên cao cấp; 100% lãnh đạo cấp sở, ngành và 90% cán bộ thuộc diện BTV cấp ủy cấp huyện quản lý đảm bảo tiêu chuẩn ngạch chuyên viên chính (trừ cán bộ cấp xã);

 (2) Từ 15 - 20% cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh có độ tuổi dưới 40; có ít nhất 2 đồng chí Ủy viên BTVTỉnh ủy dưới 45 tuổi; có từ 20 - 25% cán bộ lãnh đạo chủ chốt và ủy viên BTV cấp ủy cấp huyện dưới 40 tuổi; tỷ lệ nữ cấp ủy viên các cấp đạt ít nhất 20%; tỷ lệ nữ đại biểu HĐND các cấp trên 35%; tỷ lệ cán bộ trẻ tham gia cấp ủy các cấp không dưới 15%. 

 (3) 100% công chức cấp xã có trình độ đại học và 100% cán bộ chuyên trách cấp xãcó trình độ cao đẳng, đại học và được chuẩn hoá về lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác; có trên 50% bí thư cấp ủy cấp xã đồng thời là chủ tịch UBND.

 (4) Mỗi năm luân chuyển ít nhất 15% cán bộ diện BTV Tỉnh ủy quản lý giữa các sở, ban, ngành, MTTQ và đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, giữa tỉnh và huyện, TX, TP, giữa các huyện, TX, TP. Cấp huyện bố trí ít nhất 20% số xã, phường, thị trấn có bí thư cấp ủy hoặc chủ tịch UBND cấp xã không phải là người địa phương; 15 - 20% số xã, phường, thị trấn có cán bộ trẻ (dưới 30 tuổi) về làm phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

 (5) 50% cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện đạt trình độ ngoại ngữ bậc 4 theo quy định...

2. Nhiệm vụ và giải pháp

2.1. Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức, cán bộ

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, triển khai đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ; thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện; ngăn chặn và đẩy lùi có hiệu quả những tiêu cực, tham nhũng trong công tác cán bộ.

- Thể chế hoá, cụ thể hoá các chủ trương, đường lối của Đảng về công tác cán bộ theo hướng: Đồng bộ, liên thông, nhất quán trong hệ thống chính trị và phù hợp với thực tế; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; ràng buộc trách nhiệm và kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, sáng tạo...

2.2. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cán bộ

- Đổi mới và nâng cao chất lượng tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công tâm theo đúng quy định của pháp luật. Có chính sách ưu tiên trong việc sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng sau tuyển dụng đối với các trường hợp trúng tuyển là sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi, xuất sắc ở nhóm các trường đại học chất lượng cao...

- Ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm...; thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao là chuyên gia, cán bộ lãnh đạo, quản lý có kinh nghiệm, người có học hàm, học vị tiến sĩ về công tác tại tỉnh. Xét tuyển sinh viên tốt nghiệp xuất sắc ở các trường đại học công lập, nhà khoa học trẻ tài năng vào công chức, viên chức...

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch, tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Gắn quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh. Hằng năm, quan tâm xét cử cán bộ đi đào tạo quản lý nhà nước ngạnh chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp...

- Thực hiện luân chuyển cán bộ gắn với thực hiện chủ trương bố trí người đứng đầu giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ (từ 8 năm trở lên) ở cùng một địa phương, cơ quan, đơn vị và bố trí bí thư cấp ủy cấp huyện không phải là người địa phương...Thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương cấp huyện, cấp sở, ngành đã giữ chức vụ từ đủ 2 - 5 năm...

2.3. Tăng cường quản lý, giáo dục, rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, phong cách, lối sống, đề cao trách nhiệm nêu gương cho đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu

- Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; chủ động, kịp thời làm rõ vấn đề chính trị hiện nay. Kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc; nhân rộng những điển hình tiên tiến, những cách làm sáng tạo, hiệu quả và đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và thế hệ trẻ. Giáo dục truyền thống yêu nước, nâng cao ý chí cách mạng, sức chiến đấu, tinh thần đấu tranh tự phê bình, phê bình trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về những điều đảng viên không được làm...

2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ

- Cấp uỷ các cấp tăng cường kiểm tra, giám sát đối với cán bộ và công tác cán bộ; hằng năm, phải tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát cán bộ và công tác cán bộ theo phân cấp quản lý.

- Thực hiện tốt các hình thức giám sát của nhân dân đối với cán bộ, công chức, nhất là tại cộng đồng dân cư. Phát huy vai trò giám sát của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội đối với cán bộ và công tác cán bộ...

III. Tổ chức thực hiện

  - Các cơ quan tham mưu giúp việc Tỉnh ủy, ban cán sự đảng, đảng đoàn, các sở, ngành, MTTQ, các đoàn thể chính trị-xã hội và các huyện ủy, thị ủy, thành ủy tổ chức quán triệt, xây dựng kế hoạch và nghiêm túc triển khai thực hiện.

- Giao cho Ban Tổ chức Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Văn phòng Tỉnh ủy và các ban đảng của Tỉnh ủy tham mưu cho BTVTỉnh ủy lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện Đề án; thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hàng năm đánh giá kết quả thực hiện và tổ chức tổng kết Đề án giai đoạn 2021 - 2025, đề ra nhiệm vụ giải pháp thực hiện giai đoạn 2026 - 2030.

 


[1]“3 không”: (1). Không nói không, (2). Không nói khó, (3). Không nói có nhưng không làm; “4 có”: (1) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức, lối sống trong sáng (2) Có khát vọng phát triển mạnh mẽ (3) Có uy tín cao và thực sự gương mẫu (4) Có năng lực nổi trội; “6 dám”: (1). Dám nghĩ, (2). Dám nói, (3). Dám làm, (4). Dám chịu trách nhiệm, (5). Dám đột phá sáng tạo, (6). Dám đương đầu vớikhó khăn, thử thách.

 Bài của Nguyễn Đình Bộ

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 5 ra tháng 10 năm 2021.

 

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.