Khoa học quản lý (số 1 - 2022) -0001-11-30 07:06:30

Nghị quyết số 27 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã nhấn mạnh: “Trí thức Việt Nam là lực lượng sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Đầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững”.

Trong những năm qua đội ngũ trí thức nói chung, trong đó có đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ của tỉnh đã góp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hải Dương.

Đội ngũ trí thức tích cực thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 - 2020

Hoạt động khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển theo hướng thiết thực, hiệu quả; tỉnh đã đầu tư 213,9 tỷ đồng từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ để thực hiện 140 nhiệm vụKH&CN,tập trung vào giải quyết những vấn đề cấp thiết trong sản xuất và đời sống, mang lại hiệu quả thiết thực. Trong số các nhiệm vụ KH&CN được thực hiện có 112/140 bằng 80% nhiệm vụ KH&CN do đội ngũ trí thức của tỉnh chủ trì thực hiện, 28/140 bằng 20% nhiệm vụ KH&CN do các tổ chức KH&CN ở Trung ương chủ trì thực hiện.

Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh được tăng cường.Nhìn chung, các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được tuyển chọn thực hiện ngày càng đi vào trọng tâm, có tính khả thi cao, hướng vào giải quyết những vấn đề cấp thiết của thực tiễn sản xuất, đời sống. Nội dung nghiên cứu đã tập trung vào ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ khoa học công nghệ trên các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kỹ thuật công nghệ. Kết quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng luận cứ khoa học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn di sản văn hóa, chăm sóc sức khỏe cho người dân, đặc biệt là những nhiệm vụ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đã góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân.

Công tác xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ được quan tâm đổi mới theo hướng nhanh gọn, khoa học, thiết thực, hướng về cơ sở. Việc tổ chức thực hiện, quản lý tiến độ, nghiệm thu, đánh giá các nhiệm vụ khoa học và công nghệ đảm bảo chặt chẽ, khách quan, đúng quy định. Công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ hạt nhân đã đi vào nề nếp ổn định. Công tác thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội được từng bước chú trọng, đóng góp cơ sở khoa học quan trọng cho tỉnh trong việc đưa ra các quyết định lựa chọn, chấp thuận đầu tư. Công tác quản lý sở hữu trí tuệ đã bám sát với nhu cầu thực tiễn của các địa phương, của người dân và doanh nghiệp. Công tác quản lý tiêu chuẩn - đo lường - chất lượng, thông tin khoa học công nghệ ngày càng được tăng cường và đạt nhiều kết quả tích cực.

Hệ thống quản lý khoa học công nghệ được kiện toàn theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, đảm bảo sự độc lập giữa hoạt động quản lý nhà nước về khoa học công nghệ với hoạt động dịch vụ khoa học và công nghệ. Hoạt động khoa học công nghệ cấp huyện được chú trọng triển khai. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh ngày càng được tăng cường; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ của tỉnh đã thu hút được sự quan tâm, tham gia nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và đơn vị nghiên cứu của trung ương.

Kết quả KH&CN đã góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh GRDP tăng bình qân 8,1%/năm, cao hơn giai đoạn 2010 - 2015 và cao hơn bình quân chung của cả nước. GRDP bình quân đầu người đạt 69,8 triệu đồng, tương đương khoảng 3.020 USD. Quy mô kinh tế tăng gấp 1,6 lần so với năm 2015; tỷ lệ đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng kinh tế tăng từ 32,5% (giai đoạn 2011-2015) lên 47,1% (giai đoạn 2016-2020).

Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh những năm qua là sự lỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương, trong đó có đóng góp không nhỏ của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức tham gia công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ

- Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động của trí thức: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò và động lực của khoa học và công nghệ, xác định việc phát triển khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ trọng tâm. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của từng ngành và từng cấp; đưa kế hoạch ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ là một nội dung của quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh. Tăng đầu tư từ nhiều nguồn cho khoa học và công nghệ, đặc biệt khuyến khích doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển khoa học.

Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và tăng cường thực thi việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với các sản phẩm sáng tạo, nhằm bảo đảm lợi ích của trí thức khi chuyển giao phát minh, sáng kiến và khuyến khích đội ngũ trí thức gia tăng sự cống hiến. Mở rộng hợp tác và giao lưu quốc tế về khoa học và công nghệ.

Bộ Khoa học và Công nghệ và tỉnh cần bổ sung điều chỉnh quy trình tuyển chọn các tổ chức và cá nhân chủ trì các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; Tiếp tục thực hiện cơ chế quản lý theo quỹ và khoán nhiệm vụ khoa học đến sản phẩm cuối cùng. Chú trọng hơn nữa cơ chế đặt hàng thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ, trong đó cần quan tâm đến đội ngũ trí thức trẻ có trình độ, nhiệt huyết chủ trì thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Thực hiện chính sách trọng dụng, đãi ngộ và tôn vinh trí thức: Ðổi mới công tác cán bộ của tỉnh cần quan tâm đến đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, trong đó có trí thức trẻ trong việc tiến cử và sử dụng cán bộ, ưu tiên khi xem xét bố trí, đề bạt cán bộ, cử đi đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nhất là đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài. Xây dựng và thực hiện cơ chế tạo điều kiện để trí thức phát triển bằng chính phẩm chất, tài năng và những kết quả cống hiến của mình cho quê hương, đất nước.

Tỉnh duy trì định kỳ tổ chức gặp mặt trí thức khoa học và công nghệ để tôn vinh những trí thức có nhiều công hiến cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, nhân đây cũng khích lệ, động viên những trí thức trẻ trong nghiên cứu và thực hiện các đề tài khoa học và công nghệ.

- Nhà nước và các cơ sở giáo dục, đào tạo cần đổi mới hơn trong đào tạo, bồi dưỡng trí thức: Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo đại học; thực hiện các biện pháp gắn đào tạo với nhu cầu của người học và nhu cầu của xã hội. Kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết với thực hành và phương pháp nghiên cứu khoa học cho sinh viên các trường cao đẳng, đại học.

Có chính sách và kế hoạch cụ thể để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng trí thức trẻ, trí thức có nhiều cống hiến trong hoạt động thực tiễn. Nâng cao chất lượng kế hoạch định kỳ bồi dưỡng, đào tạo lại chuyên môn cho đội ngũ trí thức; khuyến khích trí thức thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học đáp ứng kịp thời đòi hỏi của thực tiễn và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

- Ðề cao trách nhiệm của trí thức trong nghiên cứu, truyền bá tri thức khoa học và công nghệ: Xây dựng quy chế, cơ chế thông tin giúp trí thức kịp thời nắm vững các chủ trương, chính sách của Ðảng, Nhà nước và tình hình thực tiễn của đất nước và địa phương. Tăng cường sinh hoạt tư tưởng, phát huy trách nhiệm đội ngũ trí thức trong rèn luyện, phấn đấu, bồi đắp, phát huy những phẩm chất tốt đẹp, như lòng yêu nước, tính tích cực xã hội, tính nhân văn, đạo đức, lối sống...

Tạo cơ hội để trí thức tự nguyện đi đầu trong việc truyền bá những tri thức tiến bộ trong cộng đồng, nâng cao năng lực tự nghiên cứu và phối hợp trong việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện các đề tài, dự án khoa học và công nghệ. Nêu cao ý thức và trách nhiệm của trí thức trong việc áp dụng có hiệu quả những tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống.

Bài của Nguyễn Văn Vóc, Nguyên PGĐ Sở KHCN

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2022.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.