Khoa học quản lý (số 1 - 2022) -0001-11-30 07:06:30

1. Về khí tượng * Đặc điểm thời tiết nổi bật của mùa mưa, bão, lũ Năm 2021, bão và ATNĐ hoạt động trên biển Đông muộn hơn so với TBNN và ảnh hưởng đến khu vực Hải Dương muộn hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) và cùng kỳ năm trước (CKNT). Toàn mùa có 8 cơn bão và 2 áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) hoạt động trên biển Đông. Các cơn bão và áp thấp nhiệt đới còn lại không ảnh hưởng đến thời tiết khu vực tỉnh Hải Dương.

Nắng nóng xuất hiện ít đợt hơn TBNN và tương đương CKNT, toàn mùa có 8 đợt nắng nóng tuy nhiên các đợt nắng nóng lại kéo dài liên tục và ghi nhận được các trị số nhiệt cao nhất trong khoảng hơn 30 năm trở lại đây ở cùng thời kỳ. Đợt nắng nóng đầu tiên trong năm xảy ra vào thời kỳ giữa tháng 5, trên toàn địa bản tỉnh có 8 đợt nắng nóngvà nắng nóng gay gắt diện rộng, trong đó có đợt từ 29/5 - 3/6 ghi nhận được giá trị cao lịch sử chưa từng xảy ra trong suốt hơn 30 năm ở cùng thời kỳ tại tỉnh Hải Dương, với nhiệt độ cao nhất đo được 40,70C.

Mùa mưa năm nay đến muộn và xảy ra nhiều đợt mưa lớn diện rộng hơn CKNT, toàn mùa có 9 đợt.mưa cả đợtphổ biến từ 100 - 200 mm, có nơi cao hơn. Lượng mưa trong mùa phân bố không đều cho các tháng.

2. Về nguồn nước

Mùa lũ năm 2021, các sông trên địa bàn tỉnh không xuất hiện lũ, dòng chảy các sông luôn thiếu hụt so với TBNN và chủ yếu dao động theo ảnh hưởng của thủy triều.

Sông Thái Bình tại Phả Lại, mực nước trung bình các tháng đều thấp hơn so với TBNN từ 0,27 m - 2,03 m. So với CKNT dòng chảy tháng 5,7 cao hơn từ 0,04 m - 0,29 m, 4 tháng còn lại 6,8,9,10 thấp hơn từ 0,08 m - 0,72 m.

* Diễn biến thời tiết thủy văn đến giữa năm 2022

- Khí tượng: Hiện tượng ENSO dự báo nhiệt độ mặt nước biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO 3.4) có xu hướng giảm thêm và có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina từ tháng 10/2021 sang đến đầu năm 2022 nhiệt độ mặt nước biển có xu hướng tăng dần nhưng vẫn thấp hơn TBNN và trong trạng thái pha lạnh.

- Bão và áp thấp nhiệt đới: Dự báo, số lượng bão và ATNĐ trên khu vực biển Đông còn có khả năng xuất hiện khoảng 3 - 5 cơn bão và ATNĐ, đầu năm 2022 vẫn còn xuất hiện bão/ATNĐ trên khu vực phía Nam biển Đông tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và phía Nam, không có khả năng ảnh hưởng đến thời tiết tỉnh Hải Dương.

 - Nhiệt độ: Không khí lạnh có xu hướng hoạt động sớm, gia tăng tần suất và hoạt động mạnh hơn vào tháng 01/2022. Trong toàn mùa có khoảng 17-20 đợt không khí lạnh (KKL) và KKL tăng cường ảnh hưởng đến khu vực. Xu hướng gia tăng dần tần suất trong các tháng chính đông; có khoảng 4 - 6 đợt rét đậm, rét hại (từ 2 ngày trở lên) trong mùa Đông tập trung cho đến tháng 2/2022. Nhiệt độ dao động ở mức từ 7 - 90C. Nhiệt độ trung bình toàn mùa ở mức cao hơn TBNN. Dự báo nhiệt độ trung bình tháng 4/2022 nhiệt độ cao hơn so với TBNN. Tháng 2,3/2022 nhiệt độ trung bình phổ biến ở mức xấp xỉ thấp hơn TBNN.

 - Lượng mưa: Tổng lương mưa cả mùa nhiều hơn TBNN. Cuối mùa có nhiều khả năng xuất hiện từ 1 - 2 đợt mưa diện rộng trái mùa. Đầu mùa ít mưa, có nhiều ngày khô hanh. Số ngày mưa nhỏ, mưa phùn nhiều hơn so với năm 2020 - 2021 và tập trung vào tháng 2,3/2022. Từ tháng 1 - 3/2022 phổ biến nhiều hơn TBNN.

- Tháng 1/2022: Lượng mưa tháng cao hơn TBNN (TBNN: 61,7 mm).

- Tháng  2/2022: Lượng mưa tháng cao hơn TBNN (TBNN: 21,6mm).

- Tháng 3/2022: Lượng mưa tháng cao hơn TBNN (TBNN: 57,4 mm)

Nhận định xu thế thời tiết từ tháng 4 - 6/2022:

- Nhiệt độ trung bình từ tháng 4 - 6/2022 phổ biến ở mức cao hơn TBNN (TBNN: 17,9 - 23,80C).

* Thủy văn

- Mực nước: Trong điều kiện xả nước phát điện bình thường của các nhà máy thủy điện như: Sơn La, Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang thì dòng chảy ở hạ lưu sông Hồng và sông Thái Bình vẫn tiếp tục ở mức thấp hơn TBNN. Trị số dự báo trên sông Thái Bình tại Phả Lại mực nước kiệt nhất khả năng ở mức - 0,3 m ÷ - 0,2 m. Thời gian xuất hiện diễn ra vào tháng 2,3/2022.

- Độ mặn: Mực nước sông thấp kết hợp với thủy triều cao nên độ mặn các sông khu vực Hải Dương sẽ lớn nhất vào các kỳ triều cường. Độ mặn lớn nhất (‰) có thể xảy ra vào tháng tháng 01/2022.

Trị số dự báo: Độ mặn lớn nhất có khả năng ở mức: 0,05 ÷ 0,1‰. Thời kỳ thủy triều mạnh vào 3 tháng đầu mùa, sau đó giảm dần, hai tháng cuối mùa thủy triều ảnh hưởng yếu dần. Hạ lưu sông Thái Bình chịu ảnh hưởng 10 mạnh của thủy triều, các địa phương lấy nước tự chảy, cần tranh thủ lợi dụng các đợt triều cường.

* THỜI TIẾT TẾT NGUYÊN ĐÁN NHÂM DẦN - 2022

Xu thế về khoảng thời gian trước Tết Nguyên đán 2022 khu vực tỉnh ta có khả năng xuất hiện các đợt rét đậm ngắn ngày (từ 2 - 3 ngày) có mưa, nhưng nhiệt độ không giảm sâu. Trong những ngày Tết âm lịch, xu thế trời khô ráo, nhưng rét. Từ 30/12 âm lịch tới 3/1/2022 âm lịch, Thời tiết lạnh, đêm và sáng trời rét, ngày có lúc giảm mây trời nắng, đêm và sáng có ngày có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù nhẹ. nhiệt độ thấp nhất trong khoảng từ 15 - 170c, nhiệt độ cao nhất từ 21 - 23 độ, độ ẩm trung bình từ 75 - 80%.

Bài của Bùi Thị Bích Ngọc

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2022.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.