Những vấn đề chung (số 1 - 2022) -0001-11-30 07:06:30

Tỉnh Hải Dương với diện tích tự nhiên 1.668,2 k m², quy mô dân số gần 2,0 người (đứng thứ 9 của cả nước và thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng). Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh đạt 100% số thôn, khu dân cư có nhà văn hóa; 93,3% số làng, khu dân cư đạt danh hiệu văn hóa; 88,6% số gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; có 235 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 55,2 triệu đồng (tăng 31,0 triệu đồng so với năm 2010). Toàn tỉnh đã huy động được 58.383,123 tỷ đồng, trong đó nhân dân đóng góp trên 5.461,3 tỷ đồng, hiến 9.000 ha đất và 987.000 ngày công để xây dựng nông thôn mới. Quỹ “Vì người nghèo” đạt trên 182 tỷ đồng, đã hỗ trợ xây mới 4.500 ngôi nhà; sửa chữa 1.017 nhà đại đoàn kết, hỗ trợ cho 40.653 lượt người nghèo vốn sản xuất, tặng trên 550.000 suất quà cho hộ nghèo, cận nghèo nhân dịp Tết Nguyên đán...

Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch và nông nghiệp hữu cơ được chú trọng phát triển; tỷ lệ cơ giới hóa sản xuất đạt trên 80%, (có khâu đạt 100%) đã giúp giảm tổn thất và chi phí trong sản xuất. Diện tích gieo cấy cả năm 2020 là 112.498 ha, sản lượng thóc 681.545 tấn; nhiều giống lúa chất lượng cao, lúa lai được đưa vào cơ cấu sản xuất; diện tích rau, màu 41.171 ha, góp phần nâng giá trị sản xuất ở vùng tập trung đạt khoảng 250 triệu đồng/ha, có những vùng đạt trên 500 triệu đồng/ha. Diện tích cây ăn quả ổn định 21.300 ha, đã hình thành và mở rộng một số vùng cây ăn quả đặc sản tập trung (vải, ổi, na, chanh, cam...) thu nhập 200 - 350 triệu đồng/ha/năm, có thị trường tiêu thụ ổn định. Diện tích nhà màng, nhà lưới công nghệ cao với 28 ha, đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giá trị sản xuất đạt khoảng 1-3 tỷ đồng/ha/năm;với 540 ha rau, màu chuyên canh được ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm, nâng cao hiệu quả kinh tế 10 - 30%. Quy trình sản xuất theo GAP có trên 15.500 ha rau, màu đạt theo tiêu chuẩn xuất khẩu; trong đó có 1.500 ha rau, trái cây được cấp chứng nhận theo quy trình VietGAP như: vải, cà rốt, cải bắp... có chất lượng cao, đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Asean...

Toàn tỉnh có 15 khu chăn nuôi tập trung, quy mô từ 3 ha trở lên; tổng đàn lợn đạt 370.000 con, tổng đàn gia cầm đạt 15 triệu con; sản lượng thịt hơi các loại 115.000 tấn, sản lượng trứng gia cầm đạt 520 triệu quả. Lĩnh vực thủy sản có tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,5%, diện tích nuôi trồng trên 11.870 ha, sản lượng đạt 87.880 tấn. Hình thành 214 vùng nuôi thuỷ sản tập trung (từ 05 ha trở lên) với tổng diện tích 5.000 ha. Mô hình nuôi cá lồng có 6.988 lồng, sản lượng 17.000 tấn/năm.

Lĩnh vực chế biến có 208 cơ sở, doanh nghiệp, 58 kho lạnh bảo quản nông sản, công suất từ 60-150 tấn/kho.Toàn tỉnh có 25 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và 01 nhãn hiệu được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý (vải thiều Thanh Hà), 25 sản phẩm cấp mã Qrcode; công nhận 73 sản phẩm đạt từ 3 - 4 sao, có 2 sản phẩm đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận 5 sao...

Hoạt động khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn luôn được quan tâm đầu tư chonghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, đã lựa chọn sản xuất thử và nhân rộng các giống lúa mới năng suất, chất lượng cao, kháng đạo ôn, chịu chua úng; phục tráng, khai thác và phát triển bền vững các mô hình cây ăn quả, dược liệu như: bưởi da xanh, na dứa Đài Loan, hồng xiêm ruột đỏ, vải thiều, nhãn, ổi, cam...; các giống dưa hấu, dưa lê, ngô nếp, táo; trồng một số loại cây dược liệu; triển khai các dự án đề tài về chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung... đây là cơ sở để ứng dụng rộng rãi trong sản xuất, xây dựng vùng sản xuất tập trung, cung cấp sản phẩm an toàn và tăng hiệu quả kinh tế cho người dân.

Đường giao thông nông thôn được sửa chữa, cải tạo, nâng cấp và mở rộng đáp ứng nhu cầu sản xuất và đi lại cho nhân dân, với kinh phí đầu tư 3.095,543 tỷ đồng đã làm 3.184 km đường. Trong đó, từ năm 2016 đã hỗ trợ xây dựng đường giao thông sửa chữa, cải tạo, nâng cấp được 1.187 km đường giao thông nông thôn, kinh phí từ ngân sách nhà nước là 319,7 tỷ đồng và từ nguồn nhân dân đóng góp và ngân sách xã khoảng 1.278,8 tỷ đồng. Cải tạo, nâng cấp 10.465 km kênh mương các loại; 840,25 km bờ vùng (bờ bao) đáp ứng nhu cầutưới, tiêu chủ động cho 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Có 374 km đê (256 km đê Trung ương) đã kiên cố hóa được 118 km mặt đê; sửa chữa, nâng cấp được 98/279 cống dưới đê, xây dựng 20,9 km kè đê, trồng tre chắn sóng 293/374 km.

Đường làng, ngõ xóm, cảnh quan từng hộ xanh - sạch - đẹp, không có hoạt động làm suy giảm môi trường đạt 60%. Nghĩa trang có quy hoạch và quản lý theo quy hoạch đạt 30%. Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định đạt 77,2%. Hệ thống tiêu thoát nước thải thông thoáng, hợp vệ sinh đạt 60%. Thôn, xã có tổ dịch vụ thu gom rác thải đạt 70%. Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn đạt 58,06%. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh theo quy định đạt 100%. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sạch từ hệ thống cấp nước tập trungđạt 99,02%. Hộ gia đình có nhà vệ sinh, nhà tắm đạt tiêu chuẩn quy định đạt 99,58%. Chuồng trại chăn nuôi hợp vệ sinh đạt 86,8%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý đạt 99,8%. Chất thải của 904 cơ sở y tế và vỏ bao bì đựng thuốc bảo vệ thực vật được thu gom xử lý theo đúng quy định.

Hệ thống chợ nông thôn được đầu tư nâng cấp, cải tạo, mở rộng. Mạng lưới viễn thông, điểm bưu chính có 254 điểm đã phủ kín địa bàn, đáp ứng đầy đủ việc kết nối cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tới 100% các thôn trên địa bàn tỉnh.Hệ thống đài truyền thanh có 178/178 xã có đài truyền thanh đến các thôn, khu dân cư. Tỷ lệ máy tính phục vụ công tác của cán bộ, công chức xã đạt trung bình 0,8 máy/người.

Công táchỗ trợ đào tạo nghề cho 56.907 lao động nông thôn; trong đó, nghề nông nghiệp 21.022 người; nghề phi nông nghiệp 35.885 người. Số lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo 47.782 người (85,1%). 178/178 xã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học, trong đó dục tiểu học được công nhận đạt chuẩn phổ cập từ mức độ 2 đến mức độ 3. Có 178/178 xã người dân tham gia 100% bảo hiểm y tế. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi là 10,2%.

Lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể thao quần chúng được quan tâm đầu tư. Toàn tỉnh có trên 90% số hộ gia đình được công nhận đạt gia đình văn hoá, 97,3% thôn, khu dân cư được công nhận danh hiệu làng, khu dân cư văn hóa, có trên 1.400 đội văn nghệ quần chúng, 7.778 các loại hình câu lạc bộ, 1.318 tủ sách cơ sở và trên 65.000 lượt gia đình được công nhận danh hiệu "Ông bà mẫu mực, con trung hiếu, cháu thảo hiền". Có 04 di tích quốc gia đặc biệt, 142 di tích quốc gia, 244 di tích cấp tỉnh; 09 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia. 02 Nghệ nhân nhân dân và 23 Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể...

 Sau hơn 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh sáng tạo, tinh thần cộng đồng của cả hệ thống chính trị; sự đồng tâm nhất trí của nhân dân có sức lan tỏa, mạnh mẽ, sâu rộng đã góp phàn làm thay đổi diện mạo, nông nghiệp, nông thôn, nông dân thực sự khởi sắc. Kinh tế nông thôn giàu mạnh; môi trường, cảnh quan nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp; các giá trị văn hóa được bảo tồn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, khoảng cách giữa thành thị và nông thôn được thu hẹp và thực sự là nơi đáng sống của người dân ở nông thôn.

 Bài của TS Nguyễn Đình Bộ, PGĐ Sở KHCN

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2022.

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.