Tiến sĩ Vũ Văn Diện – Chuyên gia Tiêu chuẩn Viện Nghiên cứu Phát triển Tiêu chuẩn Chất lượng – Trưởng dự án BESS thông tin tại buổi họp tham vấn đầu tiên trong khuôn khổ hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) về Hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Việt Nam, về xây dựng TCVN, dựa theo Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006; Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007; Nghị định 78/2018/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2007/NĐ-CP; Thông tư 11/2021/TT-BKHCN Quy định chi tiết xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn;
Quyết định 22/2007/QĐ-BKHCN Quy chế tổ chức và hoạt động của BKT TCQG; TCVN 1-1: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn – Phần 1: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn quốc gia do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn thực hiện; TCVN 1-2: 2008 Xây dựng tiêu chuẩn – Phần 2: Quy định về trình bày và thể hiện nội dung tiêu chuẩn quốc gia.
TCVN 6709-1 : 2007 (ISO/IEC Guide 21-1: 2005) Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO, IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực − Phần 1: Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế ISO và IEC. TCVN 6709-2 : 2007 (ISO/IEC Guide 21-2: 2005) Chấp nhận tiêu chuẩn quốc tế và tài liệu khác của ISO, IEC thành tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn khu vực − Phần 2: Chấp nhận tài liệu khác của ISO và IEC.
Việc xây dựng tiêu chuẩn cần bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động KT-XH, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Từ đó, đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
Bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
Theo ông Diện, với việc dựa trên tiến bộ KH&CN, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển KT-XH; Sử dụng TCQT, TCKV, TCNN làm cơ sở để xây dựng TC&QCKT, trừ trường hợp không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia; Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết; Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống QCKT của Việt Nam.
TCVN được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện, toàn bộ hoặc một phần TCVN cụ thể trở thành bắt buộc áp dụng khi được viện dẫn trong văn bản quy phạm pháp luật, QCKT... TCVN được áp dụng trực tiếp hoặc viện dẫn trong văn bản khác. TCVN được sử dụng làm cơ sở cho hoạt động thử nghiệm; hiệu chuẩn; giám định; chứng nhận hợp chuẩn; công bố hợp chuẩn;... Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo TCVN và đề nghị thẩm định, công bố TCVN. Bộ trưởng Bộ KH&CN tổ chức thẩm định dự thảo TCVN và công bố TCVN.
Bằng việc xây dựng các tiêu chuẩn TCVN, chúng ta không chỉ tạo ra một môi trường an toàn hơn cho việc triển khai BESS mà còn thúc đẩy việc tiếp cận và sử dụng năng lượng sạch nhiều hơn trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, việc xây dựng tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) cho BESS là vô cùng quan trọng và cần thiết. Thời gian triển khai chương trình: 15 tháng, từ ngày 10/4/2024 và dự kiến kết thúc 7/2025.
Theo VietQ.vn