Quản lý Tiêu chuẩn - Chất lượng 2024-07-30 10:12:34

Truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm không an toàn trở thành vấn đề quan tâm chung của toàn cầu. Các tổ chức quốc tế và quốc gia đã xác định vai trò quan trọng của hoạt động này đối với sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Tầm quan trọng của truy xuất nguồn gốc

Theo Đại diện Tổ chức Nông lương Liên Hiệp quốc (FAO), tính thiết yếu trong minh bạch sản phẩm sẽ là yếu tố để nông sản, thực phẩm được lựa chọn. Trên mỗi sản phẩm bán ra có mã truy xuất được in trên bao bì, khi người tiêu dùng muốn biết đầy đủ thông tin về món hàng đã mua, truy ngược dòng từ thành phẩm cuối cùng về nơi sản xuất ban đầu, rà soát từng công đoạn trong chế biến và phân phối có thể dùng mã đó để kiểm tra. Họ có thể gõ mã truy xuất trên trang web của sản phẩm để tìm thông tin hoặc dùng điện thoại thông minh có cài đặt phần mềm truy xuất để quét lên mã truy xuất được in trên bao bì của sản phẩm.

Không những vậy, xu hướng hiện nay là các nhà nhập khẩu trên thế giới luôn muốn biết nơi sản xuất và những nơi sản phẩm đi qua. Điều này càng thể hiện rõ hơn với những thị trường nhập khẩu nông sản từ các quốc gia khác; trong đó có Việt Nam.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, với công nghệ ngày càng phát triển, việc quét mã QR trên sản phẩm giúp người mua hàng có đầy đủ thông tin về sản phẩm cũng như quyền lợi mua sắm. Điều này đặc biệt quan trọng khi hàng giả, hàng nhái là những rủi ro phổ biến, đặc biệt trong mua sắm trực tuyến. Bằng cách kiểm tra mã QR, khách hàng có thể xác thực nguồn gốc và tính xác thực của sản phẩm, tránh mua phải hàng kém chất lượng. Đồng thời, mã QR còn giúp cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong quản lý và chống lại nạn hàng giả, hàng nhái.

Bà Vũ Thị Mùi, một người tiêu dùng ở Phú Thượng, Tây Hồ, Hà Nội chia sẻ, hiện nay nhiều thực phẩm không rõ nguồn gốc được bán tràn lan. Để bảo đảm sức khỏe cho gia đình, bà thường mua các sản phẩm có tem mác và có thể truy xuất nguồn gốc rõ ràng. Đây là cách bà bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của gia đình mình.

Tương tự, chị Nguyễn Thu Trang ở Nam Từ Liêm, Hà Nội cho biết chị luôn đặt việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu khi mua sắm. Mỗi lần mua rau, thịt, hoa quả, chị đều quét mã QR hoặc tem mác trên sản phẩm để biết rõ nguồn gốc xuất xứ. "Theo tôi, việc nắm bắt nguồn gốc sản phẩm giúp bảo vệ quyền lợi sức khỏe, tìm ra sản phẩm tốt của doanh nghiệp uy tín, mua đúng giá hàng hóa, loại bỏ nỗi lo mua phải đồ không chính hãng", chị Trang chia sẻ.

Truy xuất nguồn gốc – Công cụ hữu ích hướng tới sự minh bạch và bền vững

Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) Lê Việt Nga cho biết, Bộ Công Thương sẽ tập trung triển khai hệ thống phân phối xanh, áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn và phát triển các chợ đầu mối thành trung tâm logistics minh bạch và bền vững. Đồng thời, sẽ đào tạo và nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn thực phẩm và ứng dụng công nghệ mới.

Bà Nga cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc ứng dụng khoa học công nghệ để tìm ra giải pháp phòng ngừa gian lận thương mại và bảo vệ sức khỏe người dân cũng như môi trường.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, hiện có hai hình thức truy xuất nguồn gốc: qua tài liệu hồ sơ và qua mã QR Code hoặc mã vạch. Điều này tạo ra dòng chảy thông tin từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp làm ăn bài bản cần chứng minh sản phẩm của họ là an toàn qua việc truy xuất nguồn gốc.

Đại diện Sở Công Thương Hà Nội cho rằng, truy xuất nguồn gốc giúp doanh nghiệp kiểm soát rủi ro và tạo dựng niềm tin với khách hàng. Đối với cơ quan quản lý nhà nước, đây là công cụ hữu ích cho quản lý và kiểm soát thị trường.

Theo ông Võ Văn Nam - Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Bến Tre, mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói như những tấm thẻ bài đảm bảo cho truy xuất nguồn gốc của các nông sản xuất khẩu. Do đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre đã ban hành công văn về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói, nêu rõ vai trò của các bên có liên quan trong công tác quản lý; trong đó, các địa phương theo dõi tình hình sản xuất tại vùng trồng, thực hiện quản lý mã số vùng trồng tại địa bàn. Đặc biệt, khi có phát sinh liên kết sản xuất tiêu thụ không ổn định hoặc các dấu hiệu không trung thực trong việc sử dụng mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói thì báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bến Tre thông qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh để phối hợp giải quyết. 

Việc minh bạch nguồn gốc hàng hóa góp phần củng cố thương hiệu, tăng giá trị sản phẩm, tạo dựng niềm tin với khách hàng và tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Truy xuất nguồn gốc là công cụ giúp doanh nghiệp và người tiêu dùng đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi của mình, đồng thời hướng đến xây dựng một văn hóa mới phù hợp với sự phát triển.

Nguồn: VietQ

Tin khác

Sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tăng tính tương thích khi hội nhập quốc tế (04/09/2024)

Thực hiện đúng kiểm soát chất lượng trong sản xuất, hạn chế tối đa sản phẩm lỗi (06/08/2024)

Tiêu chuẩn JAS – Thước đo chuẩn mực dành cho các sản phẩm hữu cơ (25/07/2024)

Áp dụng HTQLCL ISO 9001 - xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số (18/07/2024)

4 nội dung mới trong sửa đổi, bổ sung Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa (12/07/2024)

Quy định mới về quản lý nhập khẩu hàng hóa tân trang (21/06/2024)

Đưa năng suất chất lượng vào trường đại học, cao đẳng - nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên (21/06/2024)

TFP và năng suất lao động: Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững (21/06/2024)

Bộ TT&TT: Sớm đưa vào sử dụng phần mềm về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng (16/06/2024)

Quản lý chất lượng toàn diện: Cải tiến mọi khía cạnh liên quan đến chất lượng (30/05/2024)

Ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm nông nghiệp vì sức khoẻ người dân (30/05/2024)

Kết quả khảo sát chất lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tỉnh Hải Dương năm 2024 (22/05/2024)

Kế hoạch triển khai Thông tư số 24/2023/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ (01/04/2024)

Công điện của Thủ tướng về quản lý xăng dầu (29/03/2024)

GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA VỚI DOANH NGHIỆP TỈNH HẢI DƯƠNG (29/03/2024)

Tin khác

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.