Trong 2 năm 2020 - 2021, UBND tỉnh Hải Dương đã phê duyệt dự án KHCN tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương là đơn vị chủ trì thực hiện Dự án: “Phát triển mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh trên địa bàn tỉnh Hải Dương” với quy mô 700 ha/2 năm tại 6 huyện và 2 thành phố gồm huyện Ninh Giang, Nam Sách, Tứ Kỳ, Kim Thành,Thanh Miện, TX. Kinh Môn, thành phố Chí Linh và thành phố Hải Dương.
Giống lúa SHPT3 là giống lúa thuần ngắn ngày, cấy 2 vụ/năm; do Viện Di truyền chọn tạo từ tổ hợp lai giữa giống Khang Dân 18 lai với giống PSBRc 68 mang gen chịu ngập Sub1 được nhập nội từ IRRI. Khảo nghiệm sản xuất và sản xuất thử đạt trong vụ xuân từ 75 - 80 tạ/ha, vụ mùa từ 65 - 70 tạ/ha, cao hơn giống đối chứng KD18 từ 10 - 15%. Giống SHPT3 được Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm Cây trồng Quốc gia đánh giá là giống có đặc điểm sinh học tốt, tiềm năng năng suất; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa vào danh mục giống cây trồng mới tại Quyết định số 2645/QĐ-BNN-TT, ngày 05/7/2019. Đến nay Công ty Cổ phần Giống cây trồng Hải Dương đã mua bản quyền; chủ động được công nghệ duy trì và nhân dòng, chủ động sản xuất giống phục vụ cho bà con nông dân. Qua 2 vụ xuân và vụ mùa năm 2020 tại 8 điểm của mô hình gieo cấy mạ khay, mạ dược, mạ dày xúc, mạ trên sân và gieo vãi đều cho thấy giống lúa SHPT3 có khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh tốt hơn hẳn so với các đối chứng đang gieo cấy tại địa phương.
Vụ xuân mô hình mạ khay, cấy máy tại xã Phạm Kha, Thanh Miện trong điều kiện thời tiết bất thuận lúa làm đòng vào đợt không khí lạnh trong nửa cuối tháng 4, giống lúa SHPT3 cấy ở chân đất chua, trũng qua theo dõi đánh giá giống lúa SHPT3 sinh trưởng, phát triển tốt, có khả năng kết hạt cao đạt 90,5%, trong đó giống Q5 chỉ đạt 89,7% và cho năng suất lý thuyết đạt cao 93,7 tạ/ha, năng suất thực thu đạt 73,2 tạ/ha, cao hơn so với giống đối chứng Q5 (63 tạ/ha) là 13,6%. Giống lúa SHPT3 thể hiện tốt về khả năng thích hợp chân đất chua trũng, điều kiện thời tiết lạnh tốt hơn so với giống đối chứng Q5 cấy tại địa phương.
Tại 8 điểm của mô hình gieo cấy mạ khay, mạ dược, mạ trên sân và gieo vãi đều cho thấy giống lúa SHPT3 có khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh tốt hơn hẳn so với 3 đối chứng đang gieo cấy tại địa phương là Khang dân 18, Q5, BC15. Giống lúa SHPT3 chống chịu sâu đục thân, rầy nâu, bệnh bạc lá, tốt hơn so với 3 giống đối chứng. Giống lúa mới SHPT3 chống chịu sâu bệnh tốt nên chỉ phun thuốc BVTV 2 - 3 lần/vụ vào thời điểm lúa đứng cái, làm đòng và trỗ-kết thúc trỗ bông, giống Q5, KD 18 cùng trà phải phun 3 - 4 lần/vụ, trừ bệnh khô vằn, bạc lá, sâu cuốn lá, đục thân tăng hơn 1 - 2 lần. Giống lúa SHPT3 cứng cây chống đổ tốt hơn so với giống đối chứng Q5, KD18, BC 15. Khả năng chịu nóng tốt hơn so với giống Q5, Khang dân 18, BC 15.
Vụ mùa giống SHPT3 cho tỷ lệ kết hạt cao 90,5%, trong đó Q5 chỉ đạt 89,5% và năng suất đạt 74 tạ/ha, giống đối chứng Q5 đạt 66 tạ/ha, cao hơn so với đối chứng là 10,8%. Qua đó cho thấy giống SHPT3 có khả năng chịu nóng tốt hơn so với đối chứng. Giống lúa mới SHPT3 cho hiệu quả kinh tế đạt 1.856.000 đồng/sào, tương đương từ 27.450.700 - 31.051.700 đồng/ha, cho lãi từ 27.450.700 - 31.051.700 đồng/ha. Giống lúa Q5, Khang dân 18 đối chứng cho hiệu quả kinh tế đạt 1.383.750 đồng/sào, tương đương 13.759.975 - 17.360.975 đồng/ha (xem lại số liệu này nhé), cho lãi 13.759.975 - 17.360.975 đồng/ha. Việc gieo cấy giống lúa truyền thống Q5, Khang dân 18 tại 10 điểm của 5 huyện, 02 thành phố và 01 thị xã, giống lúa thuần mới SHPT3 cho lãi chênh lệch khoảng 13.690.725 đồng/ha, tăng hơn so với đối chứng Q5, Khang dân 18 là 46,8%.
Giống lúa SHPT3 được gieo cấy tại 8 địa phương gồm: huyện Thanh Miện, Ninh Giang, Tứ Kỳ, Kim Thành, Nam Sách, thị xã Kinh Môn, TP. Hải Dương, TP. Chí Linh đều ở các chân đất chua, trũng hay ngập úng, cấy 2 vụ/năm, xuân muộn, mùa sớm và mùa trung, các địa phương áp dụng theo phương thức gieo cấy phổ biến hiện nay là cấy mạ non, mạ dày xúc (mạ sân), mạ khay, cấy máy và gieo vãi, đánh giá kết quả: cây lúa SHPT3 sinh trưởng phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, chịu được chua, trũng, chịu nóng, chịu lạnh khá, năng suất cao và có thời gian sinh trưởng vụ xuân từ 130 - 133 ngày đối với gieo mạ non, cấy máy; 120 ngày đối với gieo vãi; Vụ mùa từ 102 - 104 ngày đối với gieo vãi và 110 ngày đối với gieo mạ non, cấy máy. Giống có khả năng chống chịu sâu, bệnh và điều kiện ngoại cảnh tốt như: sâu cuốn lá, đục thân, rầy nâu, bệnh đạo ôn, khô vằn, bạc lá, tốt hơn so với đối chứng Q5, Khang dân 18, BC15; khả năng chịu rét, chịu nóng. Năng suất đạt từ 69-74,5 tạ/ha (vụ xuân), cao hơn so với giống đối chứng Khang dân 18, Q5 từ 14 - 26%; đạt từ 63,5 - 75,8 tạ/ha (vụ mùa) cao hơn so với giống đối chứng Khang dân 18, Q5 từ 14,7 - 21,8% và BC 15 là 7,6%.
Dự án lúa năm 2020 - 2021 so với đề tài lúa năm 2017 - 2018 cho thấy đã mở rộng diện tích gieo cấy 700 ha/2 năm, người dân tiếp nhận gieo cấy giống lúa SHPT3 theo cách tự nguyện. Nông dân đã tiếp cận giống TBKT mới vào sản xuất, được nhiều đầu mối thu mua, người dân đã biết, giá trị của giống lúa SHPT3 được tăng lên 1.000 đồng/kg. Năm 2017 - 2018 thóc giá chỉ 6.000 - 6.500 đồng/kg, hiện nay thu mua 7.000 - 7.500 đồng/kg, có nơi bán 8.000 - 8.500 đồng/kg. Dự án được triển khai bước đầu đã hình thành vùng nguyên liệu sản xuất hàng hoá theo sự liên kết chuỗi sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, hiệu quả sản xuất lúa hàng hóa được nâng cao, nông dân gắn bón với đồng ruộng.
Một số công ty xây dựng nhà máy sấy, chế biến thu mua thóc làm gạo để tiêu thụ đầu ra giống lúa SHPT3 như: Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tuyên Du với nhà xưởng 2.000 m2, công suất mẻ sấy 30 - 40 tấn và định hướng tiếp tục mở rộng quy mô sấy, chế biến; Doanh nghiệp Tiến Cường nhà xưởng 1.000 m2, công suất mẻ sấy 80 tấn.
Trong năm 2020 sản lượng thóc thương phẩm SHPT3 do mô hình tạo ra đạt khoảng 2.146,3 tấn, được Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Tuyên Du thu mua 1.562,8 tấn đạt 72,8%, các thương lái tại địa phương thu mua khoảng 306 tấn đạt 14,2%, với giá bán trung bình từ 7.000 - 8.500 đồng/kg thóc khô, chiếm khoản 20-30%, số còn lại cung cấp cho một số làng nghề chế biến khác trên địa bàn tỉnh.
Sau 1 năm triển khai phát triển mô hình sản xuất trình diễn giống lúa SHPT3 dự án sản xuất lúa hàng hóa SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh đa trên địa bàn tỉnh Hải Dương gồm 10 xã, phường, 5 huyện, 02 thành phố và 01 thị xã đạt các chỉ tiêu đề ra. Mô hình sản xuất lúa SHPT3 hàng hóa tập trung gắn liền tiêu thụ sản phẩm phục vụ chế biến bún, bánh trên địa bàn tỉnh Hải Dương với qui mô: 300 ha/năm, gieo cấy 2 vụ/năm triển khai tại 10 xã, phường, cây lúa SHPT3 sinh trưởng, phát triển khỏe, đẻ nhánh tập trung thể hiện vượt trội về năng suất và khả năng chống chịu sâu bệnh như: chống đổ tốt, chịu chua, trũng; chống chịu tốt với sâu cuốn lá, đục thân và rầy nâu, bệnh bạc lá, đạo ôn.v.v. Sản lượng thóc thương phẩm do mô hình tạo ra khoảng 2.146,3 tấn. Công ty TNHH MTV Sản xuất và Thương mại Tuyên Du thu mua khoảng 72,8% sản lượng, các thương lái thu mua khoảng 14,2% để cung cấp cho một số cơ sở làng nghề làm bún, bánh trên địa bàn tỉnh.
Hải Ninh