Những vấn đề chung (Số 4-2024) -0001-11-30 07:06:30

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã tuyên truyền, vận động và tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại” và triển khai các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vận động ủng hộ công tác phòng chống dịch Covid-19; thực hiện chương trình an sinh xã hội, hoạt động đền ơn đáp nghĩa, công tác cứu trợ, hỗ trợ người nghèo, người yếu thế bằng các hoạt động cụ thể, thiết thực và thường xuyên.

Công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền đạt được nhiều kết quả; hoạt động giám sát, phản biện xã hội có nhiều chuyển biến, tập trung vào những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị - xã hội của tỉnh.

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) giai đoạn 2021 - 2023 tăng bình quân 8,58%, GRDP bình quân thu nhập khoảng 94,1 triệu đồng/người (năm 2023 đạt và vượt 13 trong 15 chỉ tiêu kế hoạch, xếp thứ 13 toàn quốc và thứ 6 vùng đồng bằng sông Hồng; GRDP tăng gần 1,4 lần so với năm 2020). Tỉnh đã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; triển khai thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội, tỷ lệ hộ nghèo (năm 2023) còn 1,34%, cận nghèo 1,67%; đời sống của nhân dân được nâng cao; cải cách hành chính tiếp tục được cải thiện (chỉ số cải cách hành chính năm 2023 của tỉnh đứng thứ 22 trong 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng 25 bậc so với năm 2022); quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng. Nhiều chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế đã vượt rất xa, gấp rất nhiều lần so với thời điểm mớitái lập. Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch mạnh mẽ từ sản xuất nông nghiệp là chủ đạo sang sản xuất công nghiệp là chính (Toàn tỉnh hiện có 11 khu công nghiệp, 40 cụm công nghiệp đang hoạt động). Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh tăng bình quân 8,58%/năm cao hơn mức bình quân chung của cả nước, xếp thứ 13 toàn quốc và thứ 6 vùng đồng bằng sông Hồng; Hải Dương là một trong 16 tỉnh, thành phố tự cân đối thu chi và có phần điều tiết về ngân sách Trung ương.

Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” các tầng lớp nhân dân đã đóng góp 5.461,3 tỷ đồng và 987.000 ngày công, hiến 9.000 ha đất để xây dựng cơ sở hạ tầng thực hiện nông thôn mới. Năm 2020, tỉnh được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; đến nay toàn tỉnh có 77 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 17 xã đạt nông thôn mới kiểu mẫu.

Từ năm 2019 đến năm 2023, Quỹ “Vì người nghèo” đã vận động được 65,1 tỷ đồng. Từ nguồn quỹ, cùng với sự ủng hộ của các doanh nghiệp đã hỗ trợ gần 90 tỷ đồng để xây mới 975 ngôi và sửa chữa 100 ngôi nhà Đại đoàn kết, tặng 130.247 suất quà, hỗ trợ 19.114 lượt người chữa bệnh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn... Các tổ chức thành viên hỗ trợ xây hàng trăm ngôi nhà, công trình phụ trợ, tặng hàng chục ngàn suất quà, hỗ trợ đột xuất, cây con giống, vật tư sản xuất, vốn giúp nhau phát triển kinh tế tổng trị giá hàng chục tỷ đồng cho đoàn viên, hội viên nghèo...góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của tỉnh với phương châm “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”. Tỉnh đã vận động Quỹ Cứu trợ được 20,5 tỷ đồng. Đã chuyển về Quỹ Cứu trợ Trung ương 11,9 tỷ đồng; ủng hộ các tỉnh bị thiên tai 8,5 tỷ đồng và hỗ trợ 36 trường hợp trên địa bàn tỉnh bị tai nạn rủi ro, hỏa hoạn với số tiền là 160 triệu đổng. Các mô hình kinh tế tập thể, tổ hợp tác, tổ nhóm liên kết sản xuất và đẩy mạnh áp dụng, đổi mới công nghệ cũng như ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm an toàn, hữu cơ, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn OCOP, VIETGAP; đưa các sản phẩm lên sàn giao dịch điện tử; xây dựng thương hiệu sản phẩm, tem truy xuất nguồn gốc, tham gia thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm OCOP”. Đến hết năm 2023, toàn tỉnh có 234 sản phẩm OCOP đạt từ 3 - 5 sao.

Cácmô hình tự quản như “KDC bảo vệ môi trường”, “KDC thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang”, “KDC đảm bảo an ninh trật tự”... Công tác bảo vệ môi trường đã được các địa phương triển khai hiệu quả như: huyện Nam Sách với mô hình “Phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt” tại 19/19 xã, thị trấn; huyện Thanh Miện với mô hình “Ngày Chủ nhật xanh”, “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tại các thôn, khu dân cư; thị xã Kinh Môn với mô hình “KDC tự quản bảo vệ môi trường”... được nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng. Toàn tỉnh đã thành lập được 1.508 tổ hòa giải với 10.478 hòa giải viên, đã tham gia hòa giải thành 3.422 vụ việc. Duy trì thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân chuyển đến các cơ quan chức năng xem xét giải quyết và giám sát việc trả lời đơn thư của các cơ quan theo quy định.

Thành phố Hải Dương là đô thị loại I, tỉnh đang tiếp tục nâng cấp TP. Chí Linh và TX. Kinh Môn. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh ổn định, quốc phòng - quân sự địa phương được củng cố và tăng cường, an ninh - trật tự được giữ vững. Thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong khu vực phòng thủ tỉnh được xây dựng vững mạnh. Trong thời kỳ đổi mới và phát triển, Hải Dương đã phát huy tiềm năng và thế mạnh to lớn, tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thực hiện mục tiêu, thể hiện khát vọng phát triển của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Hải Dương đến năm 2025, Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, tạo nền tảng sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Quy hoạch tỉnh Hải Dương thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với mục tiêu, tầm nhìn phát triển, các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển đó là: phát triển năm trụ cột chính và ba nền tảng hỗ trợ; bốn trục phát triển không gian; thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bao trùm, sớm đưa Hải Dương trở thành trung tâm kinh tế, đô thị lớn có sức thu hút, liên kết, lan tỏa mạnh của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Phát triển toàn diện, tổng thể các lĩnh vực văn hóa xã hội văn minh, thân thiện, hài hòa; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, an sinh xã hội; Xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Phấn đấu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp hiện đại, trung tâm công nghiệp động lực của vùng đồng bằng sông Hồng, có quy mô nền kinh tế lớn trong cả nước.

Bài của Hải Ninh

Đăng trên Bản tin Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 4 ra tháng 8 năm 2024

 

 

 

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.