BIỂU NHẬP TIN BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Tên Báo cáo KQNC*: Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hải Dương Cấp quản lý đề tài*: • Nhà nước • Bộ • Tỉnh,Thành phố • Cơ sở Mã số đề tài (nếu có): 01/CT68/2011/ĐP Thuộc Chương trình (nếu có): Cơ quan chủ trì đề tài*: Trung tâm Thông tin khoa học công nghệ và Tin học
Cơ quan phối hợp nghiên cứu (nếu có):
Cơ quan cấp trên trực tiếp của CQ chủ trì*: Sở Khoa học và Công nghệ
Bộ/ngành hoặc tỉnh/thành phố chủ quản*: tỉnh Hải Dương
Chủ nhiệm đề tài*: Trần Thị Thuận Học hàm, học vị: KS Giới tính: Nữ
Đồng Chủ nhiệm: Học hàm, học vị: Giới tính: Nam/Nữ
Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:
Họ và tên: Trần Thị Thuận Học hàm, học vị: KS Giới tính: Nữ
Họ và tên: Mai Văn Hội Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nam
Họ và tên: Phạm Thu Bình Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nữ
Họ và tên: Lê Đình Sơn Học hàm, học vị: TS Giới tính: Nam
Họ và tên: Lê Thanh Hải Học hàm, học vị: ThS Giới tính: Nam
Họ và tên: Trần Thị Hương Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nữ
Họ và tên: Nguyễn Hữu Thắng Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nam
Họ và tên: Nguyễn Xuân Dương Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nam
Họ và tên: Nguyễn Thị Vân Anh Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nữ
Họ và tên: Phạm Ninh Hải Học hàm, học vị: ThS Giới tính: Nam
Họ và tên: Vương Việt Tường Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nam
Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nữ
Họ và tên: Nguyễn Thị Diệp Học hàm, học vị: CN Giới tính: Nữ
Hình thức đánh giá • Nghiệm thu • Tổng kết
Đánh giá xếp loại Xuất sắc
Năm viết BC: 2014 12 Nơi viết BC: TTTH
Số trang: 41
Tóm tắt Báo cáo KQNC:
1- Mục tiêu:
- Nâng cao nhận thức về SHTT của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tại Hải Dương;
- Khai thác và phát triển kết quả chương trình “Chắp cánh thương hiệu”...
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng 24 số chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” phát trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương với định kỳ sản xuất là 2 số/tháng và tổ chức phát 1-2 lần/số.
- Cập nhật thông tin chung về sở hữu trí tuệ, khoa học công nghệ tại địa phương và các nơi khác nhằm giúp người dân Hải Dương nói chung nâng cao kiến thức về lĩnh vực này.
- Thiết lập kênh tương tác giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp tại Hải Dương với các cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp trong quá trình Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp qua các tình huống cụ thể trên thực tế nhằm góp phần giải quyết các vướng mắc của doanh nghiệp về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
- Khai thác và nhân rộng nội dung của Chương trình “Chắp cánh thương hiệu”.
Mục tiêu nhân rộng từ dự án
- Các sản phẩm của chương trình sẽ được sử dụng làm tài liệu tuyên truyền trong các hoạt động truyền thông, tập huấn về sở hữu trí tuệ tại địa phương; các hội chợ, các hội nghị khách hàng, hội thảo quốc tế, các trường học trong tỉnh và tại các doanh nghiệp ....
- Băng hình của chương trình sẽ được chọn lọc để tiếp tục phát sóng trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Dương trong các năm tiếp theo; cung cấp cho doanh nghiệp, làng nghề trong tỉnh
- Tạo ra một kênh hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu, thông qua đó doanh nghiệp có thể học tập rút kinh nghiệm trong quá trình xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu của mình đồng thời không vi phạm quyền SHTT của người khác.
- Làm mô hình tham khảo cho việc tuyên truyền các nội dung khác trên Đài phát thanh và Truyền hình địa phương và cho các địa phương có các đặc điểm tương đồng.
2- Kết quả:
- Sản phẩm dạng chương trình truyền hình: 24 chuyên mục Sở hữu trí tuệ và cuộc sống (trong đó bao gồm 24 bản tin, 20 phóng sự. 4 tọa đàm, 24 tương tác truyền hình, 24 mục hỏi đáp pháp luật về sở hữu trí tuệ):
- Sản phẩm dạng báo cáo, tài liệu
+ Kịch bản và băng chương trình (24 chương trình SHTT và Cuộc sống);
+ Phiếu điều tra;
+ Báo cáo kết quả thực hiện dự án.
Xây dựng kết cấu chương trình
- Tên chương trình: Chuyên mục “ Sở hữu trí tuệ và cuộc sống”
- Quy mô: 24 chương trình (24 số)
- Khung và kết cấu chương trình
Chuyên mục được kết cấu gồm 4 phần gồm bản tin, phóng sự hoặc toạ đàm, giải trí cùng chương trình (tình huống tương tác), hỏi đáp pháp luật.
Xây dựng kịch bản chi tiết: gồm 24 kịch bản.
Bố trí thời gian sản xuất và phát sóng chương trình
- Thời gian thực hiện dự án: từ tháng 5/2013 – 7/2014
- Thời gian phát sóng: từ tháng 6/2013- 5/2014
- Định kỳ phát sóng: 2 tuần 1 chương trình, phát sóng vào 20h30 phút thứ ba hàng tuần, phát lại vào 06h25 phút sáng thứ tư và 16h15 phút chiều thứ 5 ngày kế tiếp.
- Số lượng chương trình: 24 số
- Tổng số lần phát sóng cho 24 chương trình (gồm cả phát lại): 72 lần
- Tổng số phát tuyên truyền quảng bá chương trình 24 lần.
Nội dung kết quả đạt được
Căn cứ trên thuyết minh dự án được phê duyệt và hợp đồng giao chủ trì thực hiện dự án, Trung tâm Thông tin KHCN và Tin học đã thực hiện sản xuất và phát sóng chương trình chuyên mục Sở hữu trí tuệ và Cuộc sống theo đúng yêu cầu của hợp đồng, cụ thể:
- Số lượng chương trình: 24 chuyên mục (trong đó bao gồm 24 bản tin, 20 phóng sự, 4 tọa đàm, 24 tương tác truyền hình, 24 cuộc hỏi đáp pháp luật).
- Chất lượng chương trình: Các chương trình đều đảm bảo về mặt nội dung, thời lượng, số lượng, thời gian, kỹ thuật theo yêu cầu và được nghiệm thu trước giờ lên sóng, đảm bảo chất lượng phát sóng truyền hình (gồm Chuyên gia Trung ương, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ Dự án kiểm duyệt).
1. Bản tin
- Số lượng: 24 bản tin
- Thời lượng một bản tin : 2-4 phút
- Số lượng tin trong một bản tin: từ 2-3 tin.
+ Với tổng số 49 tin gồm 29 tin địa phương, nội dung về vấn đề xây dựng, phát triển và bảo vệ tài sản trí tuệ của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các hoạt động quản lý của cơ quan chức năng trong tỉnh; các hoạt động khoa học, công nghệ của Sở Khoa học và Công nghệ; 20 tin trong nước và quốc tế nội dung khác và vấn đề SHTT trên thế giới.
Các bản tin phản ánh và cập nhật kịp thời các thông tin, sự kiện liên quan đến vấn đề SHTT, các ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp; các thông tin về hàng giả, hàng nhái; giới thiệu hoạt động của các thương hiệu; thông báo; giới thiệu các văn bản hay hoạt động liên quan đến SHTT diễn ra trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh các tin hoạt động diễn ra trên địa bàn tỉnh, đội ngũ phóng viên chương trình cũng đã kịp thời cập nhật các tin tức liên quan đến lĩnh vực SHTT trong nước và quốc tế. Mỗi bản tin thời lượng từ 2 – 4 phút.
- Phần lớn các tin tập trung vào các hoạt động chính của Sở khoa học và công nghệ Hải Dương và hoạt động liên quan đến SHTT trên địa bàn tỉnh như: Tổ chức hội thảo, triển khai thực hiện các đề tài, dự án và nghiệm thu các đề tài dự án, các doanh nghiệp đăng ký xác lập và thực thi hiệu quả quyền SHTT. Tin về việc xây dựng và phát triển cho các đặc sản của địa phương; hàng hóa trên thị trường, chất lượng sản phẩm hàng hóa và quy trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh; tình hình doanh nghiệp áp dụng luật sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh, hàng giả hàng nhái, bảo vệ thương hiệu...
- Bản tin cũng phản ánh tính đa chiều, sôi động của các hoạt động SHTT đang diễn ra tại các tỉnh thành trong cả nước: Tin phản ánh về các hoạt động của Cục Sở hữu trí tuệ, của các đại phương trong cả nước và các thông tin quốc tế về SHTT đã nêu bật được những tin tức mới nhất về tình hình SHTT trên thế giới.
Các Bản tin đã thông tin kịp thời, chính xác đến bạn xem truyền hình những chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về Khoa học công nghệ, đặc biệt là SHTT. Trong đó 80% tin có hình ảnh minh hoạ sinh động và hấp dẫn, kỹ xảo đẹp. Qua đó, giúp các cấp, các ngành, các cơ quan quản lý nhà nước nâng cao ý thức và trách nhiệm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ nói chung và SHTT nói riêng góp phần thúc đẩy phát triển KT- XH trên địa bàn .
2. Phóng sự
- Số lượng: 20 phóng sự
- Thời lượng một phóng sự: từ 12-15 phút
- Nội dung phóng sự: Giới thiệu các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp điển hình trong việc xây dựng, phát triển tài sản trí tuệ và những vấn đề liên quan như Thanh Hà khai thác tiềm năng giá trị vùng vải thiều đặc sản mang chỉ dẫn địa lý; Gốm Chu Đậu - Tinh hoa văn hóa Việt Nam; Vietcombank Hải Dương - Uy tín tạo dựng thương hiệu; Bánh gai Ninh Giang - đặc sản nổi tiếng cần nhanh chóng xác lập quyền bảo hộ nhãn hiệu tập thể; Công ty TNHH Cơ khí Toàn Phát chú trọng đầu tư và khai thác giá trị tài sản trí tuệ; Bánh ngọt Hữu Bình tạo dựng thương hiệu từ chất lượng; Công ty Thương mại nuôi trồng thủy sản V&T ứng dụng nhiều TBKT và xây dựng thương hiệu; Tổng quan chung về mặt hàng nông sản của Hải Dương đã được bảo hộ nhãn hiệu, những bất cập khi hàng hóa chưa có nhãn hiệu, thương hiệu; Viễn thông Hải Dương đầu tư công nghệ và tri thức tạo nên thương hiệu mạnh; Hoàng Long HABICO đầu tư xây dựng thương hiệu cho sản phẩm - đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; Tranh thêu Hưng đạo - sản phẩm làng nghề cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; Sản phẩm giày da Hoàng Diệu: Cần có nhãn hiệu tập thể; Công ty TNHH Hùng Dũng tạo dựng thương hiệu mạnh từ những sản phẩm trí tuệ; Sử dụng và khai thác nhãn hiệu tập thể “Gà đồi Chí Linh” góp phần nâng cao thương hiệu cho sản phẩm gà đồi; Cà rốt Đức Chính - sản phẩm có thương hiệu uy tín của Hải Dương; Trường Cao đẳng Hải Dương – Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh; Công ty TNHH MTV Giống cây trồng Hải Dương khai thác hiệu quả và phát triểngiá trị tài sản trí tuệ; Bệnh viện Nhi Hải Dương nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả các thành tựu khoa học trong công tác khám chữa bệnh cho trẻ em; Ngành Giáo dục Hải Dương không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
3.Tọa đàm
- Số lượng: 04 tọa đàm
- Thời lượng: 20- 25 phút
Chương trình đã xây dựng được 04 tọa đàm, các tọa đàm đã phản ánh, phân tích, nhận định về các vấn đề như Doanh nghiệp với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Doanh nghiệp với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; Hoạt động tuyên truyền SHTT góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp.
Với hình thức trao đổi trực tiếp, các cuộc tọa đàm đã thể hiện tính hấp dẫn, lôi cuốn của chương trình, qua đó tạo dấu ấn, khắc sâu vào tâm trí của người xem truyền hình. Các chương trình tọa đàm đã giúp cho người dân hiểu và nhận thức sâu sắc các thương hiệu đã có uy tín từ lâu trên thị trường; nhìn toàn diện hơn về thị trường hàng hóa trên địa bàn. Các chuyên gia đã có đánh giá, chia sẻ, tư vấn cho người tiêu dùng có thể nhận diện và lựa chọn được những thương hiệu có uy tín, sản phẩm có chất lượng, nhãn mác đúng quy định, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Các doanh nghiệp chia sẻ những khó khăn, thuận lợi, những kinh nghiệm, giải pháp phát triển sản xuất- kinh doanh, xây dựng thương hiệu, xác lập, bảo hộ, khai thác quyền SHTT.
Tọa đàm “'Doanh nghiệp với việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp” với các vị khách mời là lãnh đạo Sở KH&CN tỉnh, các đại biểu đại diện cho một số cơ quan đã nói lên được những giá trị của các sản phẩm và dịch vụ truyền thống theo hướng ngày càng tăng hàm lượng trí tuệ so với hàm lượng tài nguyên và lao động; đã xuất hiện nhiều loại sản phẩm mới, thậm chí xuất hiện nhiều ngành mới chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác trí tuệ. Bên cạnh đó, khuynh hướng sử dụng các thành quả mà không đầu tư, thực chất là đánh cắp các tài sản trí tuệ cũng ngày càng phổ biến và trầm trọng.
Đối với tọa đàm “Xây dựng thương hiệu cho nông sản của tỉnh Hải Dương” đã đưa ra được những lợi thế trong sản xuất nông nghiệp với nhiều loại nông sản có giá trị cao như vải Thanh Hà; Nếp cái hoa vàng, Sắn dây, hành tỏi Kinh Môn; Nếp soắn, Củ đậu Kim Thành, cà rốt Đức Chính …. Nhưng hiện nay mới chỉ có một số nông sản được đăng ký nhãn hiệu như Nếp cái hoa vàng của Kinh Môn, Vải thiều Thanh Hà và một số sản phẩm nông sản của Công ty TNHHMTV giống cây trồng Hải Dương đã được đăng ký bảo hộ, còn lại hầu hết chưa có nhãn hiệu hay chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm khác. Tạo đàm đã truyền tải đến người xem truyền hình những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.
Ngoài ra 02 tọa đàm với các chủ đề: “Hoạt động nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất trên địa bàn tỉnh Hải Dương”; “Hoạt động tuyên truyền SHTT góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và doanh nghiệp” đã định hướng là phải đưa khoa học mạnh hơn vào sản xuất để tạo ra những vùng sản xuất tập trung để giúp người nông dân tạo ra giá trị sản xuất cao hơn.
Những yếu tố cơ bản để xây dựng thành công một buổi tọa đàm trong chương trình là một bài toán khó đối với đơn vị thực hiện dự án. Bao gồm các công đoạn sau:
- Nội dung kịch bản; Dẫn chương trình phải là người được lựa chọn đặc trách; Chuẩn bị trường quay, dựng trường quay đảm bảo tốt về không gian, ánh sáng phục vụ cho bộ phận kỹ thuật ghi hình, thu hình; Bố trí thời gian; Chuyên gia SHTT; Đội ngũ quay phim, đạo diễn; Thiết bị dụng cụ dựng hình: Đảm báo tính logic, chính xác các tình huống xảy ra trong quá trình thảo luận; Khách mời: phải là các đại diện của Doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước, tổ chức Hiệp hội có kiến thức chuyên môn cũng như SHTT
4. Phần tương tác truyền hình
- Số lượng: 24 tương tác
- Thời lượng: 2 phút -3/ tình huống
- Nội dung: Phát sóng các tiểu phẩm tình huống, nêu câu hỏi cho tình huống đó, công bố đáp án câu hỏi kỳ trước, công bố giải thưởng. Thông qua các tình huống cụ thể để truyền tải tới người xem những vấn đề về sở hữu trí tuệ trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chương trình “Sở hữu trí tuệ và cuộc sống” xây dựng theo hướng tương tác gần gũi với thực tế cuộc sống và khán giả xem truyền hình. Chương trình được đánh giá là sân chơi bổ ích và lý thú cho khán giả qua đó nhằm tuyên truyền phổ biến kiến thức về Luật SHTT cho doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Nội dung của các tiểu phẩm tập trung vào những tình huống vi phạm nhãn hiệu, sáng chế...rất gần gũi với các doanh nghiệp của tỉnh thông qua tiểu phẩm đã giúp các doanh nghiệp, người tiêu dùng nâng cao được kiến thức về SHTT, không vi phạm quyền SHCN của người khác.
5. Hỏi đáp pháp luật
- Số lượng: 24 cuộc
- Thời lượng: 1- 3 phút
Là phần giải đáp những thắc mắc của khán giả truyền hình về những vấn đề liên quan đến SHTT. Theo kết quả nghiệm thu của chương trình, qua hơn một năm triển khai thực hiện dự án tuyền truyền, Ban thư ký chương trình đã nhận được gần 40 câu hỏi từ người xem truyền hình, trên cơ sở đó chúng tôi đã chọn lọc (vì thời lượng chương trình không cho phép ) để trả lời cho bạn xem truyền hình. Các câu hỏi được chuyển đến cơ quan xác lập quyền Sở hữu trí tuệ, những người đại diện cho cơ quan thực thi quyền SHTT, những chuyên gia trong lĩnh vực SHTT để giải đáp trực tiếp hoặc trả lời bằng văn bản .
Nội dung của các câu hỏi là những vấn đề liên quan đến luật SHTT, hoặc những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai luật. Từ số liệu của kết quả điều tra thăm dò dư luận cho thấy khán giả xem chương trình đồng ý rằng các chuyên gia giải đáp các tình huống, các câu hỏi về SHTT rất dễ hiểu, có sức lôi cuốn, tạo được niềm tin với công chúng truyền hình.
6. Những mặt đạt được
- Công tác tổ chức chủ trì và phối hợp thực hiện dự án với các đơn vị liên quan đảm bảo tốt, có sự trao đổi rút kinh nghiệm thường xuyên. Đơn vị chủ trì dự án đã chủ động đôn đốc các đơn vị phối hợp nhằm đảm bảo nội dung từ khâu kịch bản cho tới triển khai sản xuất và tổ chức phát sóng.
- Việc quảng bá giới thiệu chương trình trên sóng truyền hình, trên báo và website trước khi chương trình phát sóng và quảng bá hàng tuần tạo ra được chú ý đối với người xem. Giúp người xem có được thông tin chính xác về thời gian phát sóng chương trình và thời gian cập nhật chương trình trên các trang tin điện tử của Đài PTTH Hải Dương và của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hải Dương.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
Kết quả của dự án đã góp phần nâng cao nhận thức về sở hữu trí tuệ nói chung và sở hữu công nghiệp nói riêng cho các tầng lớp nhân dân trong tỉnh đặc biệt là nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước, cộng đồng các doanh nghiệp trong tỉnh; Tạo ra động lực mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy các doanh nghiệp tích cực chủ động tham gia đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp để bảo vệ, phát triển tài sản trí tuệ của mình.