Chủ nhiệm đề tài*: Trịnh Huy Đang Học hàm, học vị: Kỹ sư Giới tính: Nam
Đồng Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Hồng Hà Học hàm, học vị: Cử nhân Giới tính: Nữ
Đồng Chủ nhiệm: Nguyễn Hữu Hỷ Học hàm, học vị: Thạc sỹ Giới tính: Nam
Danh sách cá nhân tham gia nghiên cứu:
Họ và tên: Trịnh Huy Đang Học hàm, học vị: Kỹ sư Giới tính: Nam
Họ và tên: Nguyễn Hữu Hỷ Học hàm, học vị: Thạc sỹ Giới tính: Nam
Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Hà Học hàm, học vị: Cử nhân Giới tính: Nữ
Họ và tên: Phạm Đăng Trịnh Học hàm, học vị: Trung cấp Giới tính: Nam
Họ và tên: Nguyễn Văn Độ Học hàm, học vị: Kỹ sư Giới tính: Nam
Họ và tên: Vũ Thúy Hằng Học hàm, học vị: Kỹ sư Giới tính: Nữ
Hình thức đánh giá ¨ Nghiệm thu ¨ Tổng kết
Đánh giá xếp loại ¨ Xuất sắc ¨ Khá ¨ Đạt ¨ Không đạt
Năm viết BC: năm 2015
12
Nơi viết BC: Công ty TNHH MTV GCT Hải Dương
Số trang: 57 trang đánh máy không tính phụ lục và hình ảnh minh họa
Tóm tắt Báo cáo KQNC:
1- Mục tiêu:
- Xây dựng mô hình trồng thâm canh giống chè mới chất lượng Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên để cải tạo nương chè cũ có hiệu quả thấp.
- Xây dựng mô hình thâm canh giống chè mới chất lượng Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên trồng thay thế vườn vải có hiệu quả kinh tế thấp.
- Tổ chức thu mua và chế biến chè xanh chất lượng cho vùng trồng chè.
2- Kết quả:
2.1. Đề tài đã chuyển giao các qui trình kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc, thu hoạch cho 2 mô hình trồng và chăm sóc chè thay thế vườn vải và chè cũ kém hiệu quả, tổng số 5 lớp x 120 người/lớp = 600 người, tổ chức tại các xã đề tài triển khai. Kết quả cho thấy các hộ đều nắm vững được các qui trình kỹ thuật; cán bộ Xí nghiệp giống cây trồng và chế biến Nông lâm sản Chí Linh chủ động nhân giống bầu chè để cung ứng cho bà con mở rộng diện tích chè.
2.2. Mô hình thâm canh giống chè mới chất lượng Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên trồng thay thế vườn trồng vải kém hiệu quả, diện tích 45 ha/3 năm, cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng qua đánh giá cảm quan đạt khá; năng suất trung bình đạt 2,94 tấn/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng vải là 21,28 triệu đồng/ha tăng 206%.
2.3. Mô hình trồng thâm canh giống chè mới chất lượng Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên để cải tạo nương chè cũ kém hiệu quả, diện tích 12 ha/3 năm, cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng đánh giá cảm quan đạt khá; năng suất trung bình đạt 2,94 tạ/ha, hiệu quả kinh tế cao hơn trồng chè cũ là 8,28 triệu đồng/ha, tăng 123%.
2.4. Các qui trình kỹ thuật cải tạo vườn vải, chè cũ kém hiệu quả thay thế trồng bằng 2 giống chè mới Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên là phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại thị xã Chí Linh và là cơ sở để nhân giống, mở rộng mô hình cho các hộ dân.
2.5. Đã xây dựng được mạng lưới thu mua chè nguyên liệu để phục vụ nhà máy chế biến chè và tiêu thụ sản phẩm bước đầu phát huy tác dụng.
3- Khả năng ứng dụng và mở rộng:
+ Khả năng mở rộng của Đề tài:
Kết quả triển khai 3 năm từ mô hình và kết quả điều tra đánh giá hiện trạng trồng chè cho thấy đề tài có thể mở rộng với nhiều lý do như sau:
Điều kiện tự nhiên và xã hội: Qua kết quả thực hiện đề tài cho thấy hiện nay quỹ đất có thể phát triển trồng chè tại vùng đất Chí Linh còn nhiều (300 ha), kết quả phân tích đất cho thấy thành phần các chất dinh dưỡng trong đất thích hợp với việc sinh trưởng của cây chè.
Người dân ở đây đã từng trồng chè và thâm canh chè từ lâu và sau khi thực hiện đề tài họ đều có nhu cầu mở rộng, khôi phục lại vùng chè. Đối với những diện tích chè không có hiệu quả sẽ tiến hành theo 2 hướng phá bỏ và trồng lại hoặc trồng thay thế theo kỹ thuật mới của Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc (trồng hàng chè mới vào giữa 2 hàng chè cũ khi chè mới lên tiến hành chặt cây chè cũ). Các cấp chính quyền xã đều quan tâm và có quan điểm đổi mới cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp.
Khả năng cung cấp hom giống để mở rộng đề tài: với quy mô của đề tài xây dựng được mô hình thâm canh 57 ha 2 giống chè Kim Tuyên và Phúc Vân Tiên. Đến nay diện tích chè này ngoài việc sản xuất búp ra còn có thể cung cấp một lượng hom giống rất lớn cho kế hoạch phát triển chè của tỉnh. Lượng hom mà mô hình có thể cung cấp trong năm khoảng 10-20 triệu hom.
Thông qua các lớp tập huấn của đề tài cũng như của các chương trình khác về kỹ thuật thâm canh chè các hộ nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật chuyên sâu về trồng chè, bên cạnh đó còn hướng dẫn các hộ bên cạnh sản xuất theo quy trình đã được tập huấn, vì vậy đến nay các hộ trồng chè của các địa phương triển khai đề tài và các vùng xung quanh đã áp dụng quy trình kỹ thuật và mức đầu tư thâm canh diện tích chè hiện có. Chính vì vậy mà một số vườn chè hiện đang được phục hồi và năng suất cũng như giá trị của nương chè tăng rõ rệt.
Với những kết quả của mô hình thâm canh giống chè chất lượng Kim Tuyên và Phúc vân Tiên thay thế diện tích trồng vải kém hiệu quả là 45 ha; trồng thâm canh để cải tạo nương chè cũ kém hiệu quả diện tích 12 ha của đề tài thì 2 giống chè Kim Tuyên và giống Phúc Vân Tiên có thể tập chung phát triển rộng trong những năm tới, mô hình đã trồng sẽ là vườn giống gốc để phát triển mở rộng diện tích sau này.
Với xưởng chế biến đã dần thay đổi được kỹ thuật canh tác chè trong những năm trước đây, hiện nay các hộ sản xuất chè đã canh tác và thu hoạch theo đúng quy trình sản xuất nguyên liệu để sản xuất chè xanh đạt chất lượng tốt, trong những năm tới sẽ tiến hành mở rộng và nâng công suất của xưởng tùy vào điều kiện cung cấp nguyên liệu của địa phương.