Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng máy cấy lúa trong sản xuất nông nghiệp

Hải Dương: Đẩy mạnh ứng dụng máy cấy lúa trong sản xuất nông nghiệp

Thực hiện chủ trương công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn những năm qua, tỉnh Hải Dương đã quan tâm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá vào sản xuất. Đến nay, tỷ lệ cơ giới hoá khâu làm đất đạt 95,5%, khâu tưới tiêu đạt 99,8%, khâu thu hoạch lúa đạt 85%, khâu gieo cấy bằng máy năm 2020 đạt trên 6%, đến cuối năm 2022 đạt trên 12%.
Tỉnh Hải Dương ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Tỉnh Hải Dương ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp

Năm 2023, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản của tỉnh Hải Dương so sánh với năm 2010 ước đạt 22.617 tỷ đồng, tăng 4,45% so với năm 2022. Giá trị sản phẩm thu hoạch trên đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt 196 triệu đồng/ha, vượt mục tiêu đề ra. Tỷ lệ cơ giới hoá trong sản xuất đã được áp dụng nhiều trong lĩnh vực trồng trọt, riêng sản xuất lúa đã áp dụng cơ giới hóa ở tất cả các khâu.
Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh

Hiệu quả từ mô hình sản xuất giống lúa chịu úng, chua SHPT3 phục vụ chế biến bún, bánh

Trong những năm qua, tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất lúa: Làm đất bằng máy đạt 100%; gặt bằng máy trên 92%, diện tích cấy máy đạt 6,2%, năng suất lúa cao hơn so với cấy thủ công từ 6 - 8%, hiệu quả kinh tế tăng từ 20 - 30%.
Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Huyện Thanh Hà: Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

Huyện Thanh Hà có diện tích đất nông nghiệp là 8.216,7 ha, có nhiều thuận lợi thế đất đai phù sa màu mỡ, rất thuận lợi trồng cây ăn quả, cây lâu năm như vải, ổi, bưởi, quất, chuối…Một số diện tích đất sau dồn điện đổi thửa, chỉnh trang đồng ruộng có kết cấu hạ tầng như đường nội đồng. Đường bờ lô, bờ vùng, hệ thống kênh mương thủy lợi được củng cố, điều chỉnh khoa học, thuận lợi cho việc ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất. Huyện Thanh Hà đã quy hoạch sản xuất nông nghiệp tập trung, tích cực nghiên cứu ứng dụng khoa học vào sản xuất để tạo thế mạnh cho từng nông sản.
Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2020 - 2021

Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2020 - 2021

Trong năm qua, các mô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, diện tích làm đất, cấy, thu hoạch bằng máy tiếp tục được áp dụng mở rộng, giúp tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, giảm hao hụt, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân. UBND tỉnh ban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020” với các cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tế, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Hiện nay diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, có ít vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung, chuyên canh.Diện tích che phủ của các giống lúa trong sản xuất còn khiêm tốn, chưa thể vượt qua được diện tích của giống BT7 do còn một số hạn chế đó là khả năng thích ứng hẹp, chất lượng chưa cao, năng suất thấp không thể đưa vào hoặc cho hiệu quả thấp trong sản xuất lúa gạo hàng hoá. Chính vì vậy, việc tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa là rất quan trọng từ đó đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa máy móc vào đồng ruộng và tạo ra những bước nhảy vọt hơn nữa về năng suất, sản lượng lúa gạo. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng lúa.
Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2019 - 2020

Một số lưu ý trong sản xuất vụ chiêm xuân năm 2019 - 2020

1. Kết quả sản xuất vụ chiêm xuân 2018 - 2019

Vụ đông xuân năm 2018 - 2019, trên địa bàn tỉnh Hải Dương cácmô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, diện tíchlàm đất, cấy, thu hoạchbằng máy tiếp tục được áp dụng mở rộng, giúp tăng năng suất, chất lượng an toàn thực phẩm, giảm hao hụt, giảm công lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.UBND tỉnhHải Dương đãban hành Đề án “Phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2016-2020” với các cơ chế chính sách đáp ứng yêu cầu thực tế góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hiệu quả mô hình giống lúa SHPT 3 chịu ngập úng trên chân đất chua trũng

Hiệu quả mô hình giống lúa SHPT 3 chịu ngập úng trên chân đất chua trũng

Việc áp dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông nghiệp đã được sự quan tâm đầu tư như cơ giới hóa được ứng dụng nhanh vào sản xuất lúa: Làm đất bằng máy đạt trên 97%; gặt bằng máy trên 85%, diện tích cấy máy đạt 4,2% diện tích, năng suất lúa cao hơn so với cấy thủ công từ 6 - 8%, hiệu quả kinh tế tăng từ 30 - 35%. 
Nhân rộng mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Nhân rộng mô hình đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp

Những năm qua, tỉnh Hải Dương đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nông thôn tạo điều kiện nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Các mô hình tích tụ ruộng đất, nhà màng nhà lưới, cơ giới hoá và ứng dụng đồng bộ tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây