Tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật đảm bảo phát triển chăn nuôi

Tăng cường kiểm soát hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật và sản phẩm động vật đảm bảo phát triển chăn nuôi

Năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid - 19 đã tác động tiêu cực đến mọi hoạt động của đời sống xã hội; bên cạch đó do sự diễn biến cực đoan của thời tiết tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) diễn biến hết sức phức tạp, việc tái đàn phục vụ nhu cầu thực phẩm của người dân ở các địa phương tăng mạnh. Do đó, việc kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ đang trở thành bài toán khó, đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền địa phương và ngành chức năng.
Hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của huyện Tứ Kỳ

Hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của huyện Tứ Kỳ

Chuyển đổi đối tượng vật nuôi từ lợn, gia cầm sang nuôi các gia súc ăn cỏ, qua đó giảm sự phụ thuộc vào nguồn thức ăn chăn nuôi công nghiệp và tận dụng lợi thế các phụ phẩm trong nông nghiệp sẵn có, rẻ tiền để làm thức ăn cho vật nuôi. Đó chính là hướng đi mới của một số hộ chăn nuôi trên địa bàn huyện Tứ Kỳ. Nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả đã và đang tạo ra hướng phát triển chăn nuôi an toàn, bền vững.
Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà

Huyện Thanh Hà là địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm khá phát triển, năm 2020 quy mô đạt trên 827.000 con với phương thức bán chăn thả, do có diện tích vùng chuyển đổi, vườn cây ăn quả lớn.
Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có ngày lên đến 39 - 400C. Theo số liệu thống kê của các địa phương, tổng đàn gia cầm trong toàn tỉnh là 14,5 triệu con. Với thời tiết nắng nóng liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi gia cầm mà nông dân và các chủ trang trại cần phải lưu ý để nên kế hoạch phòng chống nắng nóng cho đàn gia cầm.
Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường nuôi. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm đang diễn biến rất phức tạp nhưng kiến thức an toàn sinh học của người chăn nuôi còn rất hạn chế, ngay cả những chủ trang trại, gia trại có quy mô chăn nuôi lớn. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi có hiệu quả, an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học như sau:
Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh”  theo chuỗi giá trị sản xuất

Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh” theo chuỗi giá trị sản xuất

Chí Linh là thành phốtrẻ,xuất phát từ một huyện nông nghiệp miền núi với tiềm năng 13.811 ha đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp. Diện tích vườn đồi, vườn rừng có độ dốc thấp, thoải và cơ bản được che phủ xanh bằng tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm, thêm vào đó, đa số các vườn đồi có tính biệt lập cao, cách xa khu dân cư, rất thuận lợi cho chăn nuôi gà theo phương thức thả đồi, thả vườn với số lượng lớn. Chí Linh có số gia trại gia cầm lớn nhất tỉnh với 1.018 gia trại và các gia trại đều nhận thức được lợi ích của việc nuôi gà bằng hình thức thả trên vườn rừng, vườn đồi, dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả nên phong trào nuôi gà đồi được phát triển mạnh ở các xã, phường miền núi có diện tích rừng lớn như: Bắc An, Lê Lợi, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm, Hoàng Tân, Hoàng Tiến.
Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Bệnh Cúm gia cầm và các biện pháp phòng tránh

Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết thì từ đầu năm 2020 đến nay cả nước có 67 ổ dịch cúm gia cầm xảy ra tại 67 xã, 45 huyện của 24 tỉnh, thành phố. Số ổ dịch tăng gấp 2 lần, số gia cầm buộc tiêu hủy tăng gấp 3 lần. Hiện nay cả nước có 10 ổ dịch phát sinh tại 9 tỉnh, thành phố có ổ dịch cúm gia cầm nhưng chưa qua 21 ngày.
Mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao

Mô hình nuôi ếch kết hợp nuôi cá cho hiệu quả kinh tế cao

Bằng cách thiết kế sàn lưới, cọc tre để nuôi ếch bên trên mặt ao nuôi cá, anh Trần Văn Vinh ở xã Đại Hợp, huyện Tứ Kỳ đã có nguồn thu hoạch “kép” trên cùng một diện tích ao nuôi thủy sản. Theo cách làm này, con cá dưới ao sẽ tận dụng thức ăn dư thừa và chất thải của ếch bên trên, giúp giảm chi phí sử dụng thức ăn công nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân. Bên cạnh đó, anh Vinh cũng là hộ sản xuất tiên phong trên địa bàn tỉnh Hải Dương áp dụng thành công mô hình nuôi con ruồi lính đen làm nguyên liệu để cung cấp thức ăn tự nhiên cho gia cầm và thủy sản, vừa tiết kiệm chi phí thức ăn, vừa góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường chăn nuôi.
Bệnh cúm gia cầm H5N6 và các biện pháp phòng, chống

Bệnh cúm gia cầm H5N6 và các biện pháp phòng, chống

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2019 đến nay, bệnh cúm gia cầm (do các chủng vi rút A/H5N1 và A/H5N6) đã xảy ra tại 13 xã của 11 tỉnh, thành phố; buộc phải tiêu hủy trên 23.000 con gia cầm. Bên cạnh đó, kết quả chủ động giám sát cho thấy tỷ lệ lưu hành vi rút cúm gia cầm tương đối cao (khoảng 2% tổng số mẫu xét nghiệm).
Phòng, chống dịch bệnh trong mùa nắng nóng

Phòng, chống dịch bệnh trong mùa nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn tỉnh, trong thời gian tớithời tiết diễn biến phức tạp, đặc biệt xuất hiện nắng nóng gay gắt trên địa bàn tỉnh; là điều kiện bất lợi khiến vật nuôi khó thích nghi nên rất dễ bị nhiễmbệnh. Đây là thời điểm người chăn nuôi cần phải chủ động thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Để chủ động phòng chống dịch bệnh và nâng cao sức khỏe cho đàn gia súc, gia cầm, đề nghị người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp kỹ thuật sau:
Gà trong đời sống người Việt

Gà trong đời sống người Việt

Gà là loại gia cầm không thể thiếu trong các gia đình ở nông thôn. Thịt gà còn là nguồn thực phẩm ngon và bổ dưỡng cho con người. Thời bao cấp hình ảnh “gà đầy sân” đã được dùng làm biểu tượng cho sự no ấm. Con gà, hay thịt gà trong bửa cơm đãi bạn là truyền thống hiếu khách của các gia đình ngày xưa và cả hôm nay: khách đến nhà không gà thì vịt ...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây