Nhớ về nạn đói năm 1945 - từ một vùng quê

Nhớ về nạn đói năm 1945 - từ một vùng quê

Do chính sách cai trị, bóc lột hà khắc của thực dân, phong kiến, năm 1945 (Ất Dậu) đã dẫn đến nạn đói khủng khiếp của người dân Việt Nam làm cả nước có hai triệu người chết đói. Riêng Hải Dương cũng có hàng vạn người. Vùng quê  Quang Khải  (Tứ Kỳ) một xã nhỏ cũng có hàng trăm người không thoát qua nạn đói. Đó là vì ruộng đất tập trung vào tay nhóm ít người thuộc thành phần địa chủ, phú nông; còn hầu hết bần cố nông thì không có hoặc có rất ít ruộng để canh tác. Họ phải đi cày thuê, cấy mướn, nộp sưu cao thuế nặng hoặc tha phương cầu thực. 
Chi bộ Đảng TP. Hải Dương - 80 năm xây dựng và trưởng thành  (26/8/1938 - 26/8/2018)

Chi bộ Đảng TP. Hải Dương - 80 năm xây dựng và trưởng thành (26/8/1938 - 26/8/2018)

Thành phố Hải Dương được khởi lập từ năm 1804 với tên gọi Thành Đông. Từ một thành trì quân sự-hành chính, Thành Đông trở thành trung tâm của xứ Đông xưa - một trong Tứ trấn của Kinh thành Thăng Long. Với vị trí quan trọng đó, ngay sau khi Pháp tấn công ra miền Bắc đã 2 lần tấn công Thành Đông (năm 1873 và 1883), thiết lập bộ máy thống trị và đặt ách đô hộ thực dân tại tỉnh Hải Dương. Thực dân Pháp đầu tư xây dựng một số cơ sở sản suất công nghiệp như Nhà máy Rượu, Nhà máy Chai, Nhà máy Nước, Nhà máy Điện. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, để phục vụ cho yêu cầu chiến tranh, thực dân Pháp đặt ra nhiều chính sách hà khắc hơn trước như tăng sưu thuế, cưỡng bức dân ta đóng góp mua vé xổ số, quốc trái…
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây