Kết quả công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2022

Kết quả công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2022

Được sự ủy quyền của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Hội đồng khoa học để xem xét, đánh giá, lựa chọn và công nhận sáng kiến cấp tỉnh năm 2022. Căn cứ vào các tiêu chí để được công nhận là sáng kiến cấp tỉnh, yêu cầu phải thể hiện rõ về tính mới, tính sáng tạo; khả năng áp dụng, nhân rộng; khả năng mang lại lợi ích thiết thực và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường…
Giống lúa thuần ĐH12 có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại

Giống lúa thuần ĐH12 có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh hại

Giống lúa thuần ĐH 12 do nhóm tác giả của Viện Nghiên cứu và Phát triển cây trồng lai tạo, chọn lọc đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống chính thức theo Quyết định số 4942/QĐ-BNN-TT ngày 24/12/2019. Giống lúa ĐH 12 có thời gian sinh trưởng ngắn, phù hợp với cơ cấu mùa vụ có khả năng sinh trưởng tốt, đẻ nhánh gọn, khỏe; bản lá hẹp dài, xanh nhạt, bông to, hạt dài có khả năng chịu lạnh và chống đổ tốt; có khả năng chống chịu tốt với một số loại sâu bệnh hại chính như đạo ôn, khô vằn, đục thân, sâu cuốn lá. Năng suất vụ Xuân từ 6,98 - 7,33 tấn/ha, năng suất vụ Mùa từ năng suất đạt 6,56 - 6,98 tấn/ha.
Hải Dương: Hiện trạng khả năng ảnh hưởng sinh vật ngoại lai xâm hại và phòng ngừa, kiểm soát

Hải Dương: Hiện trạng khả năng ảnh hưởng sinh vật ngoại lai xâm hại và phòng ngừa, kiểm soát

Sáng 4/12/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện đề tài “Điều tra hiện trạng, đánh giá khả năng ảnh hưởng của sinh vật ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh và đề xuất giải pháp phòng ngừa, kiểm soát” do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thực hiện.
Sản xuất và ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu

Sản xuất và ứng dụng màng phủ sinh học tự phân hủy phục vụ sản xuất rau màu

Chất dẻo đóng vai trò quan trọng gần như không thể thiếu được trong thế giới hiện đại. Chúng được phát hiện và được xem là những vật liệu đặc biệt đa dạng, có nhiều ứng dụng hữu ích cho đời sống con người. Để hạn chế lượng chất dẻo dùng quá nhiều cần tuyên truyền, vận động người dân không dùng túi nhựa và chế tạo ra những vật liệu polymer có khả năng tự huỷ.
Phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt Kim Thành

Phục tráng, duy trì và phát triển thương hiệu giống lúa nếp Quýt Kim Thành

Giống nếp Quýt là giống lúa bản địacủa huyện Kim Thành đãđược bà con nông dân một số xã như Cổ Dũng, Tuấn Hưng, Cộng Hòa…phát triển sản xuất. Chất lượng tương đương Nếp Cái hoa vàng nhưng có đặc trưng riêng về mùi thơm, độ dẻo và giá trị dinh dưỡng cao, có đặc điểm sinh học nổi trội: cứng cây, khả năng chịu úng, chống đổ tốt, tỷ lệ gạo lật cao.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quý cây vải Tổ tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quý cây vải Tổ tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương

Trong 2 năm 2019 - 2020, UBND huyện Thanh Hà phối hợp với Trung tâm Thực nghiệm và Đào tạo nghề (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) thực hiện đề tài: Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật bảo tồn và phát triển nguồn gen quí cây vải Tổ tại xã Thanh Sơn, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Qua đó nhằm bảo tồn và tăng sức đề kháng, khả năng sinh trưởng, phát triển của cây vải Tổ huyện Thanh Hà. Duy trì và phát triển nguồn gen quý của cây vải Tổ huyện Thanh Hà.
Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp quản lý, cải tạo, sử dụng hợp lý

Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp quản lý, cải tạo, sử dụng hợp lý

Đặt vấn đề

Ô nhiễm môi trường đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng do sự tích lũy các kim loại nặng (KLN), thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ, hóa chất...đang được đặc biệt quan tâm. Sự phát triển các làng nghề, phát triển ngành công nghiệp với việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, mở rộng sản xuất làm một lượng lớn chất thải công nghiệp đang hàng ngày, hàng giờ thải ra môi trường có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn đất, nước và không khí.
Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

Tăng cường an toàn sinh học trong chăn nuôi

An toàn sinh học trong chăn nuôi là các biện pháp kỹ thuật và quản lý được áp dụng nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của các tác nhân gây bệnh có khả năng gây hại đến con người, gia súc, gia cầm và môi trường nuôi. Đặc biệt, trong thời điểm giao mùa hiện nay, dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi như: Dịch tả lợn châu Phi, cúm gia cầm đang diễn biến rất phức tạp nhưng kiến thức an toàn sinh học của người chăn nuôi còn rất hạn chế, ngay cả những chủ trang trại, gia trại có quy mô chăn nuôi lớn. Vì vậy, để phát triển chăn nuôi có hiệu quả, an toàn dịch bệnh, người chăn nuôi cần áp dụng nghiêm ngặt các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học như sau:
Ưu thế giống cá chép lai V1

Ưu thế giống cá chép lai V1

Cách đây 6 năm, giống cá chép lai V1 được Công ty cổ phần Giống cây trồng Hải Dương lai tạo thành công ngay tại cơ sở sản xuất giống trên địa bàn tỉnh Hải Dương và cung ứng con giống cho các hộ nuôi trồng thủy sản đưa vào nuôi thương phẩm. Qua thực tế nuôi trồng của nông dân trong tỉnh cho thấy, giống cá này có nhiều ưu điểm như màu sắc đẹp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của thị trường, khả năng sinh trưởng nhanh, sức chống chịu tốt. Cùng với việc chủ động chuyển đổi diện tích ruộng trũng kém hiệu quả sang đào ao nuôi cá, thì việc có được giống cá chép lai V1 nuôi theo hướng thâm canh đang giúp nhiều hộ dân có thu nhập cao và bền vững.
Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Mô hình lúa sản xuất lúa chất lượng cao HDT 10

Hiện nay diện tích trồng lúa chất lượng cao của tỉnh Hải Dương vẫn còn hạn chế do diện tích sản xuất còn nhỏ lẻ, có ít vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung, chuyên canh.Diện tích che phủ của các giống lúa trong sản xuất còn khiêm tốn, chưa thể vượt qua được diện tích của giống BT7 do còn một số hạn chế đó là khả năng thích ứng hẹp, chất lượng chưa cao, năng suất thấp không thể đưa vào hoặc cho hiệu quả thấp trong sản xuất lúa gạo hàng hoá. Chính vì vậy, việc tạo ra các vùng sản xuất lúa hàng hóa là rất quan trọng từ đó đẩy mạnh cơ giới hóa, đưa máy móc vào đồng ruộng và tạo ra những bước nhảy vọt hơn nữa về năng suất, sản lượng lúa gạo. Từ đó đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người trồng lúa.
Quy trình kỹ thuật một số giống rau mầu trong vụ đông 2019

Quy trình kỹ thuật một số giống rau mầu trong vụ đông 2019

I. Quy trình trồng và chăm sóc giống bí đỏ mật số 2

Giống bí đỏ mật số 2 thích hợp trồng trong vụ Thu đông tại các tỉnh phía Bắc. Thời gian sinh trưởng 75 - 85 ngày. Dạng quả tròn dài, thịt quả dày, màu vàng cam sẫm, dẻo, trọng lượng trung bình từ 0,8 - 1 kg/quả, ăn ngon. Khả năng đậu quả cao từ 3 - 4 quả/cây, khối lượng quả 0,8 - 1,5 kg/quả. Năng suất trung bình đạt 800 - 1.000 kg/sào.
Mô hình lúa N25 ngắn ngày phục vụ luân canh tăng vụ

Mô hình lúa N25 ngắn ngày phục vụ luân canh tăng vụ

Hiện nay, cơ cấu giống lúa chất lượng trên địa bàn tỉnh rất đa dạng và phong phú. Cùng với các giống lúa cũ đã và đang được gieo cấy trên địa bàn tỉnh BT7, Hương thơm số 1.., các giống lúa mới RVT, Thiên ưu 8, Bắc thơm 9…cũng đã được tỉnh quan tâm đưa vào sản xuất thử. Bên cạnh việc đảm bảo giống cho năng suất khá, ổn định, chất lượng gạo tốt đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người dân, các giống lúa còn tham gia vào các công thức luân canh cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trên những chân đất trồng rau màu.Để đáp ứng nhu cầu vừa là nguồn cung cấp gạo ăn hàng ngày lại vừa tham gia vào các công thức luân canh cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao đòi hỏi phải có giống lúa ngắn ngày, chất lượng gạo khávà có khả năng thích ứng tốt với nhiều điều kiện canh tác khác nhau.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây