Những định hướng trong sản xuất lúa mùa và cây rau mầu vụ đông

Những định hướng trong sản xuất lúa mùa và cây rau mầu vụ đông

 

Do rét kéo dài nên dự kiến lúa vụ chiêm xuân 2017-2018 cho thu hoạch từ ngày 05-25/6/2018, tập trung từ ngày 10/6-20/6/2018, muộn hơn 10-15 ngày so với  cùng kỳ năm trước (CKNT) và muộn hơn 7-10 ngày so với  trung bình nhiều năm (TBNN) thu chiêm, làm mùa sẽ cập rập hơn so TBNN. Do vậy, cần tăng cường chỉ đạo gặt lúa xuân đến đâu làm đất ngay đến đó để gieo cấy lúa mùa càng sớm càng tốt. Thực hiện phương châm “xanh nhà hơn già đồng” nông dân cần khẩn trương tập trung thu hoạch lúa kịp thời khi lúa chín 85% tránh lúa rụng nhất là trong trường hợp bị mưa úng, đồng thời sẽ giữ được chất lượng gạo. Trên chân đất trồng cây vụ đông, những giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn như P6ĐB, KD18, QR1, Nếp 352, cấy bằng mạ dược, gieo vãi để rút ngắn thời gian sinh trưởng. Tăng tối đa diện tích mùa sớm để chủ động đất cho cây vụ đông. Hạn chế sử dụng giống nhiễm bệnh vàng lụi, lùn sọc đen, bạc lá, rầy nâu; chủ động tiêu úng kịp thời để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt.
Thanh Hà: Vải sớm rụng nhiều bất thường ở khu Hà Đông

Thanh Hà: Vải sớm rụng nhiều bất thường ở khu Hà Đông

Năm 2018, vải sớm ở khu Hà Đông ra hoa, đậu quả với tỷ lệ cao hơn so với mọi năm. Theo chu kỳ phát triển, từ khi đậu quả đến khi thu hoạch, vải sẽ trải qua 3 lần rụng quả sinh lý. Lần thứ nhất vào thời điểm sau khi thụ phấn 10 ngày, cách 1 tháng sau rụng lần thứ 2 và rụng lần thứ 3 lúc quả bắt đầu vào cùi một nửa. Thời điểm này, vải sớm đang bị rụng quả sinh lý lần thứ 2 nhưng theo nhiều nông dân trồng vải chưa năm nào lại rụng nhiều bất thường như năm nay.
Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp xu hướng phát triển tất yếu

Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp xu hướng phát triển tất yếu

Chúng ta đã biết, cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử vào những năm từ 1929-1933 là cuộc khủng hoảng “thừa” của chủ nghĩa tư bản. Đó là hệ quả của việc sản xuất ồ ạt, không có kế hoạch, chạy đua theo lợi nhuận mà không tính đến nhu cầu của thị trường, dẫn đến sản xuất dư thừa phải đổ xuống sông, xuống biển gây thiệt hại rất lớn. Liên hệ với ngành nông nghiệp Việt Nam, trong nhiều năm trước đây cũng luôn gặp phải tình trạng được mùa rớt giá, còn được giá thì nông dân lại đổ xô vào sản xuất dẫn đến dư thừa, sản phẩm nông nghiệp làm ra không tiêu thụ được, thị trường nông sản bất ổn định.
Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông hiệu quả

Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông hiệu quả

Trong những năm qua, huyện Nam Sách đều hoàn thành tốt Kế hoạch sản xuất cây vu đông. Một số mô hình sản xuất cây vụ đông tại các địa phương đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân: sản xuất hành, tỏi ở xã Nam Trung, sản xuất ngô ăn tươi tại xã Nam Hưng, cà rốt ở xã Hiệp Cát… Có được kết quả trên là do các cơ quan chuyên môn, địa phương đã vào cuộc chỉ đạo sản xuất một cách đồng bộ kết hợp kinh nghiệm thâm canh cao của các hộ nông dân tại các địa phương có truyền thống trồng cây vụ đông lâu năm. Để chủ động cho sản xuất cây vụ đông năm 2017 đạt hiệu quả, từ thực tế sản xuất tại địa phương, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông hiệu quả

Kinh nghiệm sản xuất cây vụ đông hiệu quả

Trong những năm qua, huyện Nam Sách đều hoàn thành tốt Kế hoạch sản xuất cây vu đông. Một số mô hình sản xuất cây vụ đông tại các địa phương đã đạt được hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng thu nhập cho người nông dân: sản xuất hành, tỏi ở xã Nam Trung, sản xuất ngô ăn tươi tại xã Nam Hưng, cà rốt ở xã Hiệp Cát… Có được kết quả trên là do các cơ quan chuyên môn, địa phương đã vào cuộc chỉ đạo sản xuất một cách đồng bộ kết hợp kinh nghiệm thâm canh cao của các hộ nông dân tại các địa phương có truyền thống trồng cây vụ đông lâu năm. Để chủ động cho sản xuất cây vụ đông năm 2017 đạt hiệu quả, từ thực tế sản xuất tại địa phương, chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:
Gương nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016

Gương nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2016

Sau nhiều năm gắn bó với công việc lao động trên những thửa ruộng trồng rau, ông Phạm Văn Hát ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) luôn suy nghĩ làm thế nào để có thể tăng hiệu quả năng suất lao động, giảm thiểu sức lao động cho người nông dân. Chính từ những trăn trở đó đã thôi thúc ông nghiên cứu và  sáng chế ra nhiều loại máy móc, thiết bị ứng dụng thành công vào lĩnh vực nông nghiệp, tăng hiệu quả sản xuất cho nông dân.
Dự báo tình hình dịch hại lúa chiêm xuân năm 2016 - 2017  và các giải pháp trong phòng trừ

Dự báo tình hình dịch hại lúa chiêm xuân năm 2016 - 2017 và các giải pháp trong phòng trừ

Vụ chiêm xuân năm nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được 60.725 ha; trong đó trà xuân sớm 7.000 ha, chiếm 11,52%, trà xuân muộn 53.725 ha, chiếm 88,48%. Vụ xuân 2016 bệnh đạo ôn lá gây hại nhẹ, bệnh hại cổ bông không xuất hiện, nhìn chung thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Diện tích nhiễm (DTN) 45 ha, tỷ lệ bệnh 7 -10%, cấp từ 1-3; bệnh xuất hiện gây hại cục bộ trên các giống nhiễm như: Q5, BC 15, Nếp, Xi 23...tại 6/12 huyện, thị xã, thành phố đã phòng trừ được 65 ha, bằng các loại thuốc đặc hiệu. Sâu cuốn lá nhỏ gây hại nhẹ, rải rác thấp hơn TBNN gần đây, nông dân hầu như không phải phòng trừ , Sâu lứa 1 gây hại rải rác trên các trà lúa xanh tốt với mật độ TB từ 3-5 con/m2; cao 10 con/m2. Bướm lứa 2 đã vũ hóa rộ cuối tháng 4 đến giữa tháng 5, có hiện tượng rải lúa. Trên diện tích lúa xuân muộn xanh tốt mật độ bướm phổ biến từ 0,01 - 0,1 con/m2, cao 1 con/m2.
Nghệ thuật gieo thẳng lúa ở Hải Dương

Nghệ thuật gieo thẳng lúa ở Hải Dương

      Hải Dương là một trong những tỉnh sớm nhất và luôn đi đầu về áp dụng phương thức gieo thẳng khi thâm canh lúa xuân và lúa mùa thuộc miền Bắc nước ta. Sở dĩ, phương thức này được nông dân ưa chuộng và phát triển sâu rộng như vậy là vì gieo thẳng là một biện pháp có nhiều ưu điểm: Nông dân không phải làm mạ, không mất nhiều công để cấy và lúa phát triển nhanh hơn. Đặc biệt là năng suất lúa gieo thẳng dù ở vụ xuân hay vụ mùa đều cao hơn lúa cấy. Mặt khác, việc phát triển 3 vụ/năm đã khiến cho các giống lúa ngắn ngày được đưa vào cơ cấu với một diện tích lớn.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây