Huyện Gia Lộc: Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao.

Huyện Gia Lộc: Phát triển thủy sản theo hướng công nghệ cao.

Mô hình nuôi cá “sông trong ao” là sản phẩm nghiên cứu của Đề tài: “Ứng dụng và hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt hướng công nghệ cao “Sông trong ao” do Hợp tác Xã sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt tại xã Hồng Hưng (Gia Lộc) thực hiện, đạt năng suất 70 tấn/ha/năm với quy mô 2,5 ha với các đối tượng nuôi cá rô phi, cá trắm cỏ, cá chép… với chi phí khoảng 300 - 500 triệu đồng/bể.
Mô hình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi Pila Polita phù hợp với điệu kiện tỉnh Hải Dương

Mô hình kỹ thuật nuôi thương phẩm ốc nhồi Pila Polita phù hợp với điệu kiện tỉnh Hải Dương

Ốc nhồi thuộc nhóm đối tượng giống thủy sản nước ngọt, nằm trong danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh ở Việt Nam. Ốc nhồi là loài ốc cỡ lớn, mặt vỏ bóng, màu xanh vàng hay nâu đen, mặt trong hơi tím. Số vòng xoắc 5,5 - 6 các vòng xoắn hơi phồng, rãnh xoắc nông. Lỗ miệng vỏ hẹp dài, tháp ốc vuốt nhọn, dài vỏ bóng. Vòng xoắn cuối lớn, chiếm tới 5/6 chiều cao vỏ. Các vòng xoắn trên nhỏ, vuốt nhọn dài. Lỗ miệng vỏ hẹp, dài, chiều rộng bằng nửa chiều cao. Vành miệng sắc, không lộn trái, lớp sứ bờ trụ dày, Lỗ rốn dạng rãnh hẹp dài, nắp miệng dài, tâm ở khoảng giữa, gần cạnh trong. Vỏ ốc có lớp canxi ở phía trong và lớp vỏ sừng màu xanh đen hay ánh vàng ở phía ngoài.
Hải Dương: Mô hình nuôi thương phẩm Tôm đồng phù hợp với điều kiện

Hải Dương: Mô hình nuôi thương phẩm Tôm đồng phù hợp với điều kiện

Nhiều năm qua, tỉnh Hải Dương đã phát triển mạnh phong trào nuôi trồng thuỷ sản với năng suất, sản lượng năm 2020, diện tích nuôi thủy sản 11.800 ha, sản lượng đạt trên 87.800 tấn/năm.Tôm đồng Macrobrachium lanchesteri giàu đạm, kali, photpho, magiê, iốt và vitamin A, sống trong môi trường nước ngọt, phân bố rộng, có mặt ở nhiều dạng thủy vực khác nhau như ao, hồ tự nhiên, hồ chứa, sông suối… và ở nhiều vùng trong cả nước. Nhiều mô hình nuôi thương phẩm Tôm đồng Macrobrachium lanchesteri trong ao đã được áp dụng ở một số tỉnh lân cận: Bắc Ninh, Hưng  Yên, Phú Thọ... đem lại hiệu quả rất cao cho người nuôi, lãi suất cao gấp đôi so với mô hình nuôi cá truyền thống. Hiện ở Hải Dương, giá bán của loài tôm này dao động ở mức khá cao, từ 200.000 - 250.000 đồng/kg.
Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng và trong ao đất

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Ngạnh trong lồng và trong ao đất

Cá Ngạnh là loài cá da trơn, có thân trần, trơn láng, vây màu xám, vùng ngoại biên của vây đuôi màu đen, vùng ngoại biên của các vây khác trong suốt. Trong vòng đời, màu sắc cá có thể thay đổi từ màu bạc đến hơi xám tới màu đồng ở trên lưng, trắng ở dưới bụng. Ở Việt Nam cá Ngạnh có ở tất cả các hệ thống sông từ miền Bắc như sông Hồng, sông Mã, sông Lam...Cá Ngạnh có đặc trưng thịt trắng, thơm ngon, có dinh dưỡng cao, tỷ lệ thịt cá chiếm 69,92% khối lượng thân cá, hàm lượng protein trung bình đạt 17,36%, chất béo là 4,37%, hàm lượng axit béo không no 2,52%, khoáng chất 1,42%. Thành phần axit béo trong thịt cá Ngạnh có tổng số 11 axit béo, trong đó gồm 4 axit béo bão hòa và 7 axit béo không bão hòa. Do vậy, cá Ngạnh được đánh giá là một trong những loài cá nước ngọt ngon, có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định.
Hải Dương: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá ngạnh trong lồng và trong ao đất

Hải Dương: Xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá ngạnh trong lồng và trong ao đất

Từ năm 2019 - 2020 Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Miền Bắc (Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản I) đã ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá ngạnh Cranoglanis bouderius trong 06 lồng với 6.500 con và trong 3 ao đất với 4.500 tại các địa phương huyện Nam Sách, Cẩm Giàng, TP. Chí Linh, TP.Hải Dương.
Một số lưu ý nuôi cá qua đông

Một số lưu ý nuôi cá qua đông

Tính đến cuối năm 2019, toàn tỉnh Hải Dương đã đưa vào khai thác sử dụng được 11.200 ha ao nuôi với năng suất đạt 65 tạ/ha, là tỉnh đứng đầu về năng suất nuôi cá nước ngọt của các tỉnh phía Bắc. Toàn tỉnh có 493 hộ tham gia nuôi cá lồng trên sông với 6.200 lồng nuôi với tổng thể tích 800.000 m3 (tương đương 31 ha mặt nước) cho sản lượng 18.000 tấn thủy sản/năm, là tỉnh dẫn đầu các tỉnh phía Bắc về nuôi cá lồng.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây