Công tác khảo nghiệm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh

Công tác khảo nghiệm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh

Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khảo nghiệm giống có nhiệm vụ tổ chức khảo, kiểm nghiệm các loại giống cây trồng mới, giống tiến bộ kỹ thuật và các loại phân bón theo chỉ định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và theo yêu cầu đặt hàng của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh giống cây trồng nông nghiệp.
Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp quản lý, cải tạo, sử dụng hợp lý

Hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất một số giải pháp quản lý, cải tạo, sử dụng hợp lý

Đặt vấn đề

Ô nhiễm môi trường đất nói chung và đất nông nghiệp nói riêng do sự tích lũy các kim loại nặng (KLN), thuốc trừ sâu, phân bón vô cơ, hóa chất...đang được đặc biệt quan tâm. Sự phát triển các làng nghề, phát triển ngành công nghiệp với việc xây dựng các khu công nghiệp tập trung, mở rộng sản xuất làm một lượng lớn chất thải công nghiệp đang hàng ngày, hàng giờ thải ra môi trường có khả năng gây ô nhiễm cho nguồn đất, nước và không khí.
Lúa M1-NĐ cho năng suất, chất lượng cao

Lúa M1-NĐ cho năng suất, chất lượng cao

Ngày 18/9/2020, tại xã An Đức, huyện Ninh Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất giống lúa M1-NĐ có năng suất, chất lượng cao, kết hợp sử dụng phân bón Lục Thần Nông với diện tích 65 ha với 532 hộ tham gia thực hiện trên địa bàn huyện.
Mô hình  sản xuất giống lúa M1-NĐ có năng suất, chất lượng cao

Mô hình sản xuất giống lúa M1-NĐ có năng suất, chất lượng cao

Sáng ngày 01/10/2019, huyện Ninh Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả xây dựng mô hình sản xuất vụ mùa giống lúa M1-NĐ có năng suất, chất lượng cao kết hợp sử dụng phân bón Lục Thần Nông trên địa bàn huyện Ninh Giang.
Câu đối tết Bính Thân 2016

Câu đối tết Bính Thân 2016

Lo gì thiếu phân bón - chế phẩm sinh học đấy -

                                 Biến rơm rạ cấy trồng thành phân bón ruộng;

    Sợ chi tốn điện năng - hầm bi ô ga đây -

                                 Hóa chất thải chăn nuôi ra điện tiêu dùng!

Câu đối của Nguyễn Thế Trường

Đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1 ra tháng 2 năm 2016
Hải Dương: Ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây rau màu

Hải Dương: Ứng dụng chế phẩm sinh học trên cây rau màu

Tỉnh Hải Dương có diện tích gieo trồng cây rau màu khoảng trên 17 nghìn ha mỗi năm, bao gồm các loại cây trồng đa dạng, phong phú như ngô, dưa hấu, dưa lê, su hào, cà rốt, bắp cải...với nhiều vùng trồng rau màu chuyên canh như Kim Thành, Nam Sách, Gia Lộc, Tứ Kỳ. Các hộ trồng thâm canh cây rau màu có nguồn thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Để sản xuất cây rau màu phát triển một cách bền vững, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đóng vai trò quan trọng, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây rau màu, giảm chi phí và lượng sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hồng Phong: Năng suất lúa Gia Lộc 105 đạt 2,3 - 2,5 tạ/sào

Hồng Phong: Năng suất lúa Gia Lộc 105 đạt 2,3 - 2,5 tạ/sào

Năm 2015, xã Hồng Phong, huyện Nam Sách tham gia "Mô hình sản xuất giống lúa Gia Lộc 105 trên địa bàn tỉnh Hải Dương” do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm thực hiện, ở cả vụ xuân và vụ mùa. Các hộ tham gia mô hình được tập huấn hướng dẫn kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc lúa; hỗ trợ 50% tiền mua giống và một phần chi phí phân bón, thuốc trừ sâu.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây