Hải Dương: Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi

Hải Dương: Xây dựng và mở rộng vùng sản xuất lúa theo phương thức hữu cơ trên một số vùng rươi

Trong những năm qua, UBND tỉnh Hải Dương đã quan tâm, đầu tưkinh phícho việcnghiên cứu phát triển các vùng đất có cây, con đặc sản của tỉnh nhằm mục đích mở rộng sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ và nâng cao giá trị gia tăng. Đối với vùng rươi, cáy (huyện Tứ Kỳ và Thanh Hà) nhiều năm qua người dân đã thực hiện phương thức canh tác không sửdụng hóa chất, kết hợp cấy lúa, trồng cây ăn quả với bảo vệmôi trường tự nhiên để phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơđã đem lại nguồn lợi rươi, nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Kết quả hoạt động khoa học và công nghệ năm 2021 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2022

Trong năm qua, khoa học và công nghệ tiếp tục bám sát thực tiễn phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnhtheo hướng thiết thực, hiệu quả.Các ứng dụng đã từng bước làmthay đổitập quán canh tác truyền thống sang phương thức sản xuất chuyên nghiệp, an toàn, bền vững và gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, phát triển bền vững, có sự lồng ghép, tiếp cận với yêu cầu của cuộc cách mạngcông nghiệp lần thứ 4 và yêu cầu chuyển đổi số hiện nay.
Doanh nghiệp Hải Dương cần chủ động công nghệ chuyển đổi số để sớm nắm bắt cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh

Doanh nghiệp Hải Dương cần chủ động công nghệ chuyển đổi số để sớm nắm bắt cơ hội và nâng cao sức cạnh tranh

Hiện nay việc áp dụng công nghệ số đã làm thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo, quy trình làm việc và văn hóa của doanh nghiệp. Vì vậy để tận dụng cơ hội, các doanh nghiệp cần phải sớm chủ động đánh giá lại phương thức quản lý, quy mô, quy trình sản xuất, chất lượng sản phẩm, sử dụng lao động,…Từ đó, thay đổi tư duy quản lý, lãnh đạo điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh và chuyển từ phương pháp quản lý truyền thống sang phương thức ứng dụng công nghệ số một cách toàn diện, hay từng bộ phận cho phù hợp với nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp.
Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà

Mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà

Huyện Thanh Hà là địa phương có ngành chăn nuôi gia cầm khá phát triển, năm 2020 quy mô đạt trên 827.000 con với phương thức bán chăn thả, do có diện tích vùng chuyển đổi, vườn cây ăn quả lớn.
Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh”  theo chuỗi giá trị sản xuất

Phát triển sản xuất “Gà đồi Chí Linh” theo chuỗi giá trị sản xuất

Chí Linh là thành phốtrẻ,xuất phát từ một huyện nông nghiệp miền núi với tiềm năng 13.811 ha đất trồng cây lâu năm và đất lâm nghiệp. Diện tích vườn đồi, vườn rừng có độ dốc thấp, thoải và cơ bản được che phủ xanh bằng tán cây ăn quả, cây lâm nghiệp lâu năm, thêm vào đó, đa số các vườn đồi có tính biệt lập cao, cách xa khu dân cư, rất thuận lợi cho chăn nuôi gà theo phương thức thả đồi, thả vườn với số lượng lớn. Chí Linh có số gia trại gia cầm lớn nhất tỉnh với 1.018 gia trại và các gia trại đều nhận thức được lợi ích của việc nuôi gà bằng hình thức thả trên vườn rừng, vườn đồi, dưới tán cây lâm nghiệp, cây ăn quả nên phong trào nuôi gà đồi được phát triển mạnh ở các xã, phường miền núi có diện tích rừng lớn như: Bắc An, Lê Lợi, Cộng Hòa, Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm, Hoàng Tân, Hoàng Tiến.
Gà mía lai Sasso cho hiệu quả kinh tế cao

Gà mía lai Sasso cho hiệu quả kinh tế cao

Ngày 12/8/2020, Hội Nông dân tỉnh Hải Dương tổ chức đánh giá kết quả thực hiện xây dựng mô hình sản xuất gà mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương quy mô 3 hộ ở xã Tân An và 7 hộ ở Tân Việt  với tổng số nuôi 10.000 con gà Mía lai Sasso thương phẩm theo phương thức nuôi bán chăn thả.
Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) trồng tỏi 1 nhánh theo phương pháp hữu cơ

Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) trồng tỏi 1 nhánh theo phương pháp hữu cơ

Thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030”, xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ) đã tiến hành thí điểm trồng giống tỏi 1 nhánh theo phương thức hữu cơ trên diện tích 1.300 m2.
Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Mô hình sản xuất trình diễn một số giống rau mới có giá trị kinh tế cao

Hải Dương với thế mạnh sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là rau màu, tổng diện tích trồng rau hằng năm đạt 30.000 ha/năm, tổng sản lượng rau đạt 764.924 tấn. Tuy nhiên so với một số tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc…việc sản xuất và tiêu thụ rau của Hải Dương áp dụng công nghệ cao đang có nhiều hạn chế, quy mô nhỏ, phân tán, đặc biệt là sản xuất rau an toàn, chất lượng cao. Hiện nay rau được sản xuất tại Hải Dương theo 2 phương thức: tự cung tự cấp và sản xuất hàng hoá, trong đó rau hàng hoá tập trung chủ yếu ở một số khu vực của các huyện có diện tích trồng rau màu lớn của tỉnh gồm: Thanh Hà, Tứ Kỳ, Gia Lộc…Nguyên nhân chủ yếu là do việc ứng dụng TBKT về giống mới, kỹ thuật canh tác và tổ chức quảng bá, tiêu thụ sản phẩm vẫn còn nhiều hạn chế.
Hợp tác xã Thủy sản Xuyên Việt thành công trong sản xuất thủy sản công nghệ cao

Hợp tác xã Thủy sản Xuyên Việt thành công trong sản xuất thủy sản công nghệ cao

Tại xã Hồng Hưng, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương, HTX Sản xuất và Thương mại thủy sản Xuyên Việt đi vào hoạt động từ năm 2011 đến nay, đã đạt được những thành công mang tính đột phá, và trở thành một trong những mô hình nổi bật trong việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, nâng cao năng suất và chất lượng trong nuôi thủy sản công nghệ cao.

HTX Thương mại và thủy sản Xuyên Việt được thành lập từ tháng 11/2011 với số vốn điều lệ ban đầu là 500 triệu đồng, chuyên sản xuất và kinh doanh giống thủy sản, các chế phẩm sinh học và xử lý môi trường, diện tích sản xuất là 10 ha. Chưa đầy 10 năm hoạt động, HTX không ngừng tăng trưởng cả về số lượng thành viên, diện tích sản xuất, với số vốn điều lệ hiện tại là 9 tỉ đồng và có tổng số 22 thành viên. Bên cạnh sự tăng trưởng về quy mô sản xuất là sự đổi mới về phương thức sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Với tổng diện tích ao nuôi 106 ha, năng suất cá từ ao nổi lên tới 60 tấn/ha/năm cao hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Đây là mô hình nuôi cá tiết kiệm, hiệu quả, một vốn bốn lời đã thu hút rất nhiều nông dân khu vực Thái Bình, Hưng Yên, Hải Phòng đến học tập.
Mô hình nuôi các theo công nghệ mới ở Tứ Kỳ

Mô hình nuôi các theo công nghệ mới ở Tứ Kỳ

Sản xuất thủy sản tại tỉnh Hải Dương trong những năm trở lại đây ngày càng phát triển, tăng diện tích nuôi thủy sản tập trung, phương thức nuôi thâm canh được đẩy mạnh, áp dụng công nghệ nuôi đa dạng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho các hộ chăn nuôi. Ở xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, ông Nguyễn Văn Khôi được biết đến là một hộ nuôi thủy sản đi đầu trong việc hợp tác liên doanh, áp dụng công nghệ mới kết hợp với đảm bảo môi trường bền vững trong việc nuôi thủy sản để phát triển kinh tế hộ gia đình, thu lãi hàng tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi cá.
Bàn về phương thức sử dụng giành được quyền nhãn hiệu

Bàn về phương thức sử dụng giành được quyền nhãn hiệu

Trong lịch sử bảo hộ nhãn hiệu, phương thức sử dụng giành được quyền nhãn hiệu hình thành sớm hơn nhiều so với phương thức đăng ký giành được quyền nhãn hiệu. Vào thời kỳ đầu của chế độ bảo hộ nhãn hiệu, phương thức sử dụng giành được quyền nhãn hiệu đã từng chiếm địa vị quan trọng và được thừa nhận là một căn cứ duy nhất để trao quyền nhãn hiệu.
Mô hình sản xuất trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS 152

Mô hình sản xuất trình diễn giống vịt Đại Xuyên PT và giống ngan VS 152

Năm 2017, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã xây dựng mô hình sản xuất thử 10.000 con giống vịt Đại Xuyên PT và 152 4.000 con giống ngan VS thương phẩm tại 2 xã Đồng Lạc và Quốc Tuấn, (Nam Sách) theo phương thức bán chăn thả.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây