Nâng cao chất lượng thông tin khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng chuyển đổi số

Nâng cao chất lượng thông tin khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng chuyển đổi số

Trong thời gian qua, công tác thông tin, thống kê KH&CN đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình quản lý, chỉ đạo, điều hành, hoạch định chính sách, hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tăng cường tiềm lực KH&CN, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tăng cường gắn kết chặt chẽ hơn với nhu cầu thực tế xã hội trong nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh.
Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho gia cầm mùa nắng nóng

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, nhiệt độ có ngày lên đến 39 - 400C. Theo số liệu thống kê của các địa phương, tổng đàn gia cầm trong toàn tỉnh là 14,5 triệu con. Với thời tiết nắng nóng liên tục sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chăn nuôi gia cầm mà nông dân và các chủ trang trại cần phải lưu ý để nên kế hoạch phòng chống nắng nóng cho đàn gia cầm.
Bệnh dại ở động vật

Bệnh dại ở động vật

Bệnh dại là một trong những bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất lịch sử nhân loại. Khi đã lên cơn dại, kể cả là động vật hay con người đều sẽ tử vong nhanh chóng trong đau đớn và hoảng loạn. Tại Việt Nam, bệnh dại liên tục có những diễn tiến phức tạp. Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế năm 2020 cả nước có 72 trường hơp tử vong do bệnh Dại, trong đó tỉnh ta có 01 trường hợp tại xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành). Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh thực trạng quản lý vật nuôi còn thiếu chặt chẽ và tỷ lệ tiêm phòng vacxin bệnh dại cho đàn chó, mèo mới chỉ đạt khoảng 50% trong tổng số chó, mèo đang nuôi tại các địa phương nên nguy cơ bệnh dại trên động vật phát sinh và lây lan là rất cao.
Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với thủy cầm mùa hè thu

Các biện pháp phòng trừ dịch bệnh đối với thủy cầm mùa hè thu

 

Một số địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương nhờ có nhiều hệ thống sông ngòi đa dạng và các vùng chiêm trũng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi thủy cầm. Điển hình phải kể đến một số mô hình nuôi tập trung theo quy mô trang trại ở xã Bình Xuyên, xã Thái Hòa (huyện Bình Giang), xã Ngô Quyền, xã Tân Trào, xã Đoàn Kết (huyện Thanh Miện), xã Nam Tân, xã Hiệp Cát, xã Quốc Tuấn (huyện Nam Sách).Theo số liệu thống kê năm 2016 lượng thủy cầm của tỉnh đạt 1.946.000 con. Nhờ có chính sách hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh trong những năm gần đây nên nhiều mô hình chăn nuôi thủy cầm trên địa bàn tỉnh ta đã được hình thành và duy trì phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Một số đề tài, dự án khoa học áp dụng các giống thủy cầm mới đã được triển khai trên địa bàn tỉnh: vịt Super M3, vịt Super Heavy, vịt Đại Xuyên PT và ngan VS152. Trong quá trình thực hiện các đề tài, dự án khoa học đã đồng thời tuyên truyền và phổ biến sâu rộng quy trình kỹ thuật chăn nuôi các giống thủy cầm cho người dân, giúp người chăn nuôi tiếp cận và áp dụng tiến bộ khoa học  công nghệ mới vào sản xuất, thúc đẩy sản xuất thủy cầm theo hướng hàng hóa, sản xuất tập trung.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây