Hải Dương: Sản xuất vụ Đông xuân thích ứng ứng biến đổi khí hậu

 Trong những năm gần đây sản xuất vụ Đông xuân gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết bất thường khốc liệt không theo quy luật. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương trong giai đoạn 2009 - 2011 với nền nhiệt độ cao, số giờ nắng ít và lượng mưa thấp hoặc vụ đông xuân rét đậm, rét hại, diễn biến thời tiết hết sức khắc nghiệt dẫn đến năng suất và sản lượng lúa rất thấp.

Thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều nhất là đầu vụ và cuối vụ nên khó mở rộng cây vụ đông sớm ưa ấm, cây trồng sinh trưởng phát triển kém, sâu bệnh phát sinh gây hại. Ngành Nông nghiệp đã kịp thời  tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại gây ra, gieo cấy hết diện tích. Tuy nhiên tính hiệu quả kinh tế không cao do người sản xuất phải đầu tư thêm chi phí giống, phân bón, công gieo cấy tăng thêm.
Vụ đông xuân 2012 - 2013, thời tiết nhìn chung ấm hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN) một chút và mưa rào muộn, thời gian rét đậm, rét hại không nhiều và không kéo dài nên lúa sinh trưởng phát triển nhanh rút ngắn hơn so với trung bình mọi năm từ 5 - 7 ngày. Do vậy, trung tuần tháng 4 xuất hiện rét muộn nhiệt độ thấp gây thiệt hại 3.607,13ha diện tích cấy giống lúa BC15 bị lép hạt, giảm năng suất. Trong đó, diện tích lúa bị lép, giảm năng suất từ 30 - 70% là 1.431,24 ha, giảm năng suất trên 70% là 2.175,89 ha. Các huyện có nhiều diện tích ảnh hưởng là Tứ Kỳ, Kim Thành, Gia Lộc, Thanh Hà... thiệt hại khoảng 10.000 tấn thóc, tương đương khoảng 60 tỷ đồng.
Vụ Chiêm xuân 2013 - 2014, đầu vụ thời tiết tương đối thuận lợi cho sản xuất, nhưng bước vào vụ gieo cấy rét đậm, rét hại bất thường xảy ra sau Lập xuân từ ngày 10-14/02và từ 18-20/02/2014, nhiệt độ bình quân ngày xuống 120C đã gây thiệt hại 18.316,8ha lúa trên toàn tỉnh, chủ yếu trà xuân muộn mới gieo cấy và gieo thẳng, diện tích lúa phải gieo cấy lại khoảng 15.000ha. Đến ngày 10/3/2014 mới cơ bản khắc phục, gieo cấy, dồn dặm xong diện tích lúa bị ảnh hưởng muộn lại 10 ngày so với lịch chỉ đạo của ngành, thời gian thu hoạch lúa chiêm xuân muộn lại 10-20 ngày đã làm chậm thời vụ vụ mùa 2014 và vụ đông 2014 - 2015.
Thời tiết vụ đông xuân 2014 - 2015 diễn biến khác thường, tháng 1 theo quy luật là tháng rét nhất, nhưng nền nhiệt độ cao hơn TBNN từ 0,5 - 10C. Đặc biệt tháng 2, nhiệt độ bình quân rất cao. Theo thống kê của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, tổng tích ôn 3 tháng từ 1/12/2014 đến ngày 28/2/2015 là 1.588,80C. cao hơn TBNN 45,30C, nhưng vẫn thấp hơn so với vụ Chiêm xuân 2019 - 2010 là 1260C, thời tiết ấm đã rút ngắn thời gian sinh trưởng của lúa chiêm xuân, lúa trỗ sớm hơn TBNN từ 7-10 ngày. Do thời tiết ấm, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh phát triển, diện tích và mức độ hại cao hơn CKNT, toàn tỉnh có khoảng 1.500 ha bị nhiễm bệnh, trong đó có 150 ha nặng, tỷ lệ hại từ 30 - 100%, chủ yếu trên giống BC15, nếp thơm, Q5. Do nhận định vụ chiêm xuân ấm nên ngay từ đầu vụ ngành nông nghiệp đã đưa giải pháp chỉ đạo các địa phương gieo mạ muộn lại khoảng 5 ngày so với TBNN, gieo cấy đúng lịch thời vụ chỉ đạo, cơ cấu giảm trà xuân sớm, tăng trà xuân muộn, tuyên truyền nông dân bỏ các giống dài ngày không chỉ đạo trong cơ cấu, bón tăng lượng đạm từ 10 - 15% nên năng suất lúa xuân đạt khá 64,57 tạ/ha, cao hơn năm trước.
Để kịp thời ứng phó với biến đổi khí hậu, vụ đông xuân 2015 - 2016 ngành nông nghiệp triển khai gieo cấy 61.000 ha, phấn đấu năng suất65 tạ/ha,sản lượng thóc396.500 tấn; cây rau màu gieo trồng8.200ha, chủ lực là rau các loại 5.200ha, ngô 1.200ha, lạc 900ha; cây vải diện tích 10.500ha, sản lượng vải quả 45.000 tấn. Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh mùa Đông xuân 2015 - 2016 tiếp tục là một mùa đông xuân ấm, số ngày rét đậm, rét hại ít, không kéo dài, rét muộn, tháng 4 khả năng vẫn có những đợt không khí lạnh. Hiện tượng El Nino khả năng tiếp tục kéo dài đến hết tháng 4 năm 2016, sẽ trở thành một trong những El Nino kéo dài nhất trong khoảng 60 năm qua, cường độ mạnh kỷ lục tương đương với El Nino 1997 - 1998 từ tháng 11 và nửa đầu tháng 12/2015 nhiệt độ cao, mưa nhiều đã ảnh hưởng rất lớn đến gieo trồng cây vụ đông. Đến 15/12/2015 toàn tỉnh mới gieo trồng được 21.342 ha cây vụ đông các loại, thấp hơn 886 ha so với cùng kỳ năm trước, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, sâu bệnh nhiều, đặc biệt là hành củ và cà rốt; đối với cây vải bật lộc đông nhiều, vải sớm bật lộc khoảng 20 - 30% diện tích, vải thiều đang bật lộc 15 - 20%, nếu thời tiết ấm cây vải còn tiếp tục bật lộc; tiến độ cày ải vụ chiêm xuân 2015-2016 rất thấp do đất ướt, hiện tại mới cày được 5.030ha thấp hơn cùng thời điểm năm trước 17.865 ha, do vậy nhiều diện tích mất ải phải làm dầm sẽ ảnh hướng đến sản xuất vụ chiêm xuân.
Để chủ động ứng phó diễn biến bất thường của thời tiết, ngành nông nghiệp đã đưa ra các giải pháp phù hợpquyết liệtđối vụ đông xuân ấm đối với cây lúa làgiảm trà xuân sớmxuống dưới 10%, năm trước 11 - 13% diện tích, tăng trà xuân muộnlên trên 90%;xây dựng lịch gieo mạ muộn hơn 5 ngày so với năm trước và 10 ngày so năm 2014. Thời vụ gieo cấy đẩy muộn hơn 5 ngày so với năm trước, gieo cấy tập trung trong tháng 2 xung quanh tiết Lập xuân,tuyên truyền vận động nông dân loại bỏ các giống dài ngày, sử dụng các giống lúa lai, lúa thuần ngắn ngày, năng suất chất lượng, giảm diện tích mạ dược mở rộng mạ nền cứng, mạ khay hoặc mạ dày súc, mở rộng tối đa diện tích lúa gieo thẳng ở những nơi có điều kiện để lúa trỗ bông an toàn từ ngày 1-15/5/2015. Ngoài ra,cũng đề phòng tình huống rét đậm, rét hại bất thườngxảy ra sau Lập xuân giống như năm 2014, nông dân không gieo thẳng và cấy mạ non khi có rét đậm, rét hại, chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường xuống địa phương hướng dẫn nông dân hãm mống mạ, trường hợp rét kéo dài không gieo thẳng được hướng dẫn nông dân chuyển mống mạ sang gieo mạ sân có che phủ nilon; đồng thời lưu ýcác cơ quan chuyên môn, các địa phươngphòng trừ tốt sâu bệnh, dịch hại nhất là bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ và chuột hạitrong vụ Chiêm xuân ấm. Đối với cây vải, Ngành Nông nghiệp đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp khống chế và xử lý lộc đông cho các diện tích vải đã và đang ra lộc đông như cắt lộc, phun thuốc diệt lộc... theo hướng dẫn của ngành nông nghiệp để cây phân hóa mầm hoa và ra hoa tốt. Tuyệt đối không bón phân, tưới nước cho các trà vải cho đến khi cây phân hóa mầm hoa và ra hoa và tiếp tục theo dõi sinh trưởng phát triển của các trà vải không có biểu hiện ra lộc đông để có biện pháp xử lý phù hợp.
Hải Ninh - Thái Nghiệp
Bài đăng trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ Hải Dương số 1/2016


Tạp chí KH&CN
Xem tạp chí:
Cổng thông tin điện tử Sở KHCN
Thương hiêu
Sàn Giao dịch công nghệ
Chuyển đổi số
Chuyên trang Nông nghiệp
Trang tiết kiệm năng lượng
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập197
  • Hôm nay39,698
  • Tháng hiện tại1,338,005
  • Tổng lượt truy cập4,043,209
Thống kê truy cập
Thống kê truy cập
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây