Bản tin TBT số 09 ngày 10.5.2020

QUY ĐỊNH VỀ NHÃN SẢN PHẨM, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU VÀO MỸ

Nhãn mác hàng hóa sản phẩm cung cấp thông tin cần thiết cho bên vận chuyển và những người xử lí hàng hóa như hải quan, nhà phân phối, người tiêu dùng. Doanh nghiệp xuất khẩu hoặc có kế hoạch xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ, cần lưu ý những qui định về ghi nhãn sản phẩm là một việc quan trọng và được quy định chặt chẽ bởi pháp luật.

Xuất xứ hàng hóa 

Mọi mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ phải được dán nhãn không thể tẩy xóa tên tiếng Anh nước xuất xứ sản xuất hàng hóa.

Các thông tin chung trên bao bì đối với các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng

Theo những qui định về đóng gói và dán nhãn, tất cả hàng tiêu dùng phải được dán nhãn ghi rõ nội dung, danh tính của hàng hóa và tên, địa chỉ kinh doanh của nhà sản xuất, nhà đóng gói hoặc nhà phân phối sản phẩm. Nếu sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng của nhà nhập khẩu hay nhà phân phối, thì tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu hoặc phân phối phải được ghi trên bao bì. 

Hai cơ quan thực thi là Ủy ban thương mại công bằng FTC và Cục dược phẩm Mỹ FDA. 

Bản tin TBT số 09 ngày 10.5.2020

Các yêu cầu ghi nhãn về an toàn 

Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) đưa ra các yêu cầu ghi nhãn an toàn cho hàng nghìn loại chất, vật phẩm và sản phẩm nguy hiểm khác nhau. Nếu doanh nghiệp không chắc chắn về việc cơ quan liên bang nào qui định việc ghi nhãn cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, doanh nghiệp nên kiểm tra với CPSC trước. 

Nhiều luật có thể áp dụng cho một sản phẩm, đặc biệt là nếu sản phẩm dành cho trẻ em, hoặc nếu sản phẩm có thành phần là một hay nhiều chất có thể bị coi là nguy hiểm. 

Các yêu cầu đóng gói và vận chuyển hàng hóa đến Mỹ

Cách thức đóng gói hàng hóa sẽ phụ thuộc vào chủng loại hàng hóa, cách thức vận chuyển hàng hóa (thời gian, phương tiện vận tải) và những mối nguy hiểm mà hàng hóa có thể gặp phải trên đường vận chuyển. 

Mỹ là một quốc gia rộng lớn, có nhiều vùng khí hậu và địa hình khác nhau, nên hàng hóa nhập khẩu bởi doanh nghiệp ở tiểu bang Kansas có thể nhập cảng ở California, do đó phải trải qua các khâu vận chuyển nội địa bằng đường hàng không hoặc xe lửa hoặc xe container. Trên đường vận chuyển nội địa, hàng hóa có thể bị rung, sốc, hơn nữa, hàng hóa được vận chuyển đến các địa điểm có vùng khí hậu khác nhau cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì lí do đó, việc đóng gói lô hàng một cách an toàn sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu một lô hàng đến trong tình trạng bị hư hỏng do đóng gói không phù hợp, người nhập khẩu sẽ không chấp nhận và có thể quyết định không tiếp tục đặt hàng nữa. Bảo hiểm hàng hóa thường sẽ không chi trả cho hàng hóa hỏng hóc do vận chuyển trong bao bì không phù hợp hoặc không đầy đủ.

Nhãn vận chuyển 

Nhãn vận chuyển phải ở khổ lớn, rõ ràng và không thấm nước. 

Thông tin vận chuyển phải bao gồm: 

- Cảng đích và tên, địa chỉ, số điện thoại của người nhận hàng trên ít nhất ba mặt của gói hàng (trên cùng, một bên, một đầu). 

- Bất kì nhãn cảnh báo cần thiết nào.

- Hướng dẫn vận chuyển hoặc quá cảnh.

- Kích thước và trọng lượng gói hàng.

- Số gói hàng.

- Hóa đơn hay số vận đơn.

Phương thức vận chuyển 

Có một số phương thức vận chuyển sản phẩm. Cách chọn phụ thuộc vào tính chất của sản phẩm, nơi sản xuất, số lượng sản phẩm đặt hàng,... Tuy nhiên, cho dù doanh nghiệp chọn phương thức nào, tất cả các lô hàng đều có một số yêu cầu chung là chứng từ hải quan, tùy theo hàng hóa thuộc danh mục nhập không chính thức (trị giá 2.000 USD trở xuống) hoặc nhập cảnh chính thức (trị giá hơn 2.000 USD). 

Các phương thức vận chuyển từ Việt Nam qua Mỹ là:

- Đường biển.

- Hàng không.

Ngoài ra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sau khi cập cảng Mỹ có thể tiếp tục được vận chuyển nội địa xuyên bang bằng các đường bộ, đường sắt. Doanh nghiệp cần biết đường đi của hàng hóa mình đến tay người nhập khẩu để có cách thức đóng gói và bảo quản thích hợp.

Bảo hiểm 

Các hãng vận tải quốc tế chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn đối với hàng hóa khi vận chuyển chúng. Điều khoản bán hàng thường làm cho người bán chịu trách nhiệm về hàng hóa cho đến điểm giao hàng cho người mua nước ngoài. Điều này có nghĩa là bảo hiểm vận tải là một điều cần thiết tuyệt đối. Hầu hết các giao nhận vận tải sẽ sắp xếp bảo hiểm cho lô hàng của doanh nghiệp xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp quyết định tự làm điều này, thông qua một công ty bảo hiểm, doanh nghiệp cần chắc chắn hiểu chính xác phạm vi bảo hiểm được nhận.

Tin TBT Hải Dương số 09

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây