CÔNG BỐ SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 30/12/2022, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN Về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Theo đó, Quyết định này công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm mã HS, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng và văn bản quy phạm pháp luật quản lý.

Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 sản xuất trong nước, biện pháp quản lý được quy định tại các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng.

Đối với sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 nhập khẩu, biện pháp quản lý được áp dụng theo quy định tại: Thông tư số 06/2020/TT-BKHCN ngày 10/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008, Nghị định số 74/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 và Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 của Chính phủ; Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 20:2019/BKHCN và Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019/BKHCN.

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ, TRUY XUẤT NGUỒN GỐC LÂM SẢN

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15/02/2023 và thay thế Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.

Thông tư 26 giải thíchrõ từ ngữ, cách xác định số lượng, khối lượng lâm sản; bảng kê lâm sản; trình tự, thủ tục khai thác thực vật rừng thông thường, động vật rừng thông thường; quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, bao gồm: Hồ sơ nguồn gốc lâm sản; hồ sơ lâm sản khi mua bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển trong nước và xuất khẩu; hồ sơ lâm sản tại nơi chế biến, kinh doanh, cất giữ, nuôi, trồng thực vật rừng, động vật rừng; quy định về đánh dấu mẫu vật; quy định về kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản... Theo đó, bổ sung đối tượng lập bảng kê lâm sản, cụ thể:

1. Đối tượng lập bảng kê lâm sản

Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 26, đối tượng lập bảng kê lâm sản bao gồm:

- Chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập sau khi khai thác;

- Chủ lâm sản lập khi bán, chuyển giao quyền sở hữu, vận chuyển, xuất lâm sản trong cùng một lần và trên một phương tiện vận chuyển; khi lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xuất khẩu lâm sản;

- Người có thẩm quyền lập khi lập hồ sơ xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến lâm sản;

- Cơ quan được giao xử lý tài sản sau xử lý tịch thu lập khi bán đấu giá. 

MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU

EU là một thị trường lớn, khó tính, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU như: 

Một là, Tranh chấp trong thanh toán quốc tế: Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế thường rất đa dạng và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại tranh chấp điển hình thường gặp là:

 - Tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình hay còn gọi là thanh toán bằng thư tín dụng (Letter og Credit-L/C): thông tin trên vận đơn không chính xác và đầy đủ; mô tả hàng hóa trong hoá đơn thương mại không phù hợp với mô tả trong L/C hoặc trị giá ghi trong hoá đơn vượt quá trị giá của L/C; Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C hay loại tiền tệ trong chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C; 

- Tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng: Đối với doanh nghiệp Việt Nam thường gặp là bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với quy định trong L/C. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu EU thì không mở L/C hoặc mở chậm so với thời hạn quy định hoặc chất lượng hàng hoá, bao bì nhãn mác bị sai so với yêu cầu.

MỘT SỐ LƯU Ý CHO DOANH NGHIỆP KHI XUẤT KHẨU SANG THỊ TRƯỜNG EU

EU là một thị trường lớn, khó tính, đòi hỏi về chất lượng sản phẩm cao. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức xuất khẩu hàng hoá sang thị trường EU như: 

Một là, Tranh chấp trong thanh toán quốc tế: Các tranh chấp trong thanh toán quốc tế thường rất đa dạng và bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, có 2 loại tranh chấp điển hình thường gặp là:

 - Tranh chấp liên quan tới chứng từ xuất trình hay còn gọi là thanh toán bằng thư tín dụng (Letter og Credit-L/C): thông tin trên vận đơn không chính xác và đầy đủ; mô tả hàng hóa trong hoá đơn thương mại không phù hợp với mô tả trong L/C hoặc trị giá ghi trong hoá đơn vượt quá trị giá của L/C; Chứng từ bảo hiểm không bao gồm loại rủi ro quy định trong L/C hay loại tiền tệ trong chứng từ bảo hiểm khác với loại tiền tệ ghi trong L/C; 

- Tranh chấp liên quan tới nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng: Đối với doanh nghiệp Việt Nam thường gặp là bộ chứng từ thanh toán không phù hợp với quy định trong L/C. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu EU thì không mở L/C hoặc mở chậm so với thời hạn quy định hoặc chất lượng hàng hoá, bao bì nhãn mác bị sai so với yêu cầu.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.