MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUY XUẤT NGUỐC GỐC SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Hiện nay, ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu như một khâu bắt buộc phải có của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường.

Trên thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp truy xuất nguồn gốc như: Đối với sản phẩm bao gói sử dụng tài liệu, thông tin, chứng nhận nguồn gốc, chứng nhận phân tích… hoặc tem truy xuất, nhãn truy xuất đóng gói sản phẩm sẽ có các thông tin như: Tên sản phẩm, thành phần và phụ gia, nguồn gốc xuất xứ, tên, địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng…

Đối với các sản phẩm dạng rời, có bao gói, giá trị cao có thể dùng phương pháp nhận dạng quang học, thông qua “Bar code”, “QR code” thông tin sản phẩm được lưu trữ và truyền tải bằng ký hiệu (khoảng trắng, vạch thẳng, độ rộng khoảng cách…) mà máy móc có thể đọc được.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TRUY XUẤT NGUỐC GỐC SẢN PHẨM HÀNG HÓA

Hiện nay, ứng dụng công nghệ trong truy xuất nguồn gốc được nhiều nước phát triển áp dụng từ lâu như một khâu bắt buộc phải có của sản phẩm nếu muốn đưa ra lưu thông trên thị trường.

Trên thế giới đang sử dụng nhiều phương pháp truy xuất nguồn gốc như: Đối với sản phẩm bao gói sử dụng tài liệu, thông tin, chứng nhận nguồn gốc, chứng nhận phân tích… hoặc tem truy xuất, nhãn truy xuất đóng gói sản phẩm sẽ có các thông tin như: Tên sản phẩm, thành phần và phụ gia, nguồn gốc xuất xứ, tên, địa chỉ nơi sản xuất, hạn sử dụng…

Đối với các sản phẩm dạng rời, có bao gói, giá trị cao có thể dùng phương pháp nhận dạng quang học, thông qua “Bar code”, “QR code” thông tin sản phẩm được lưu trữ và truyền tải bằng ký hiệu (khoảng trắng, vạch thẳng, độ rộng khoảng cách…) mà máy móc có thể đọc được.

Ngoài ra có thể sử dụng phương pháp thẻ điện từ: EID, RFIDs (radio – frequency identifiers), NFC… Theo đó, sản phẩm được gắn tem/seal ngay khi tham gia vào khâu sản xuất và được cập nhật thông tin trong từng công đoạn, sử dụng công nghệ điện tử để truy xuất được thông tin. Các phương pháp sử dụng công nghệ nhận diện truy xuất nguồn gốc giúp kiểm soát thông tin trên toàn chuỗi, đảm bảo tính đồng bộ và kịp thời của số liệu khi xảy ra sự cố và quản lý tập trung trên quy mô lớn.

CÔNG BỐ SẢN PHẨM, HÀNG HOÁ NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngày 30/12/2022, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2711/QĐ-BKHCN về việc công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 30/12/2022. Các nội dung cụ thể như sau:

1. Công bố sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ:

Công bố 11 sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định này, bao gồm mã HS, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và văn bản quy phạm pháp luật quản lý; cụ thể:

1) Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học;

2) Khí dầu mỏ dạng hóa lỏng;

3) Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy;

4) Đồ chơi trẻ em;

5) Thiết bị điện và điện tử (an toàn điện);

SỬA ĐỔI MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHÂN BÓN, GIỐNG CÂY TRỒNG VÀ CANH TÁC

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 130/2022/NĐ-CP ngày 31/12/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 84/2019/NĐ-CP ngày 14/11/2019 của Chính phủ quy định về quản lý phân bón, Nghị định số 94/2019/NĐ-CP ngày 13/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trồng trọt về giống cây trồng và canh tác.

Tại Nghị định số 84/2019/NĐ-CP, khoản 2 Điều 15 Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón quy định: Bản chụp văn bản chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

Còn tại Nghị định 130/2022/NĐ-CP quy định trên được sửa đổi, bổ sung như sau: Thông tin về chứng nhận đã được tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn về phân bón được thể hiện tại Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc bản sao Bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên của người trực tiếp buôn bán phân bón theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 Luật Trồng trọt.

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VỆ SINH THÚ Y VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI MẬT ONG

Ngày 24/10/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 15/2022/TT-BNNPTNT Quy định về việc kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với mật ong. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nuôi ong, thu mua, sơ chế, chế biến mật ong phục vụ mục đích thương mại để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc kiểm tra, giám sát VSTY và ATTP đối với mật ong.

Theo Thông tư, Cục Thú y tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong (bao gồm: cơ sở nuôi ong, cơ sở thu mua, cơ sở chế biến) xuất khẩu; cơ sở hỗn hợp xuất khẩu và tiêu dùng trong nước; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất mật ong không thuộc quy định của Cục Thú y.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.