CÁC YÊU CẦU CỦA EU ĐỐI VỚI SẢN PHẨM DỆT MAY NHẬP KHẨU

      Các yêu cầu pháp lý bắt buộc

  • An toàn sản phẩm

Bất kỳ mặt hàng nào được bán ở châu Âu đều phải tuân thủ Chỉ thị an toàn sản phẩm chung (GPSD) 2001/95/ EC của EU. Ngoài ra, một số sản phẩm dệt may có các yêu cầu an toàn cụ thể và các yêu cầu về sản phẩm cụ thể được ưu tiên hơn so với GPSD. Chính phủ các quốc gia sẽ kiểm tra xem sản phẩm nhập khẩu có đáp ứng các yêu cầu an toàn hiện hành hay không. Nếu sản phẩm nhập khẩu được coi là không an toàn, sản phẩm đó sẽ bị từ chối hoặc loại bỏ khỏi thị trường Châu Âu.

  • REACH và sử dụng hóa chất

Yêu cầu pháp lý được biết đến nhiều nhất để xuất khẩu hàng may mặc sang EU là REACH (Đăng ký, Đánh giá, Cấp phép và Hạn chế Hóa chất). Quy định này hạn chế việc sử dụng nhiều loại hóa chất trong quần áo (vải và đồ trang trí). Các hóa chất bị hạn chế đôi khi được sử dụng trong may mặc là: một số loại thuốc nhuộm Azo; chất chống cháy; hóa chất chống thấm và chống ố và niken (trong đồ trang trí và phụ kiện kim loại)… Xem danh sách đầy đủ các hóa chất bị hạn chế tại: https://echa.europa.eu/substances-restricted-under-reach

Đức có thêm quy định cụ thể đối với formaldehyde trong hàng dệt may; quy định cụ thể đối với PCP, ngoài ra Đức cũng có các quy định đối với thuốc nhuộm phân tán trong hàng dệt may.

NHÃN HÀNG HÓA - NHỮNG ĐIỂM MỚI MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Ngày 09/12/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2021/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa . Các sửa đổi, bổ sung này được đánh giá là cần thiết nhằm đáp ứng tốc độ phát triển nhanh chóng của nền kinh tế với các loại hàng hóa ngày càng đa dạng trên thị trường. 

Dưới đây là một số điểm mới nổi bật của Nghị định 111: 

1. Bổ sung quy định quản lý việc gắn nhãn, mác hàng hóa xuất khẩu

Về phạm vi điều chỉnh, Nghị định 111 quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Như vậy, so với quy định trước đây, Nghị định 111 đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, cụ thể là bổ sung thêm “hàng hóa xuất khẩu”. 

Ngoài ra, Nghị định 111 cũng sửa đổi quy định về những hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Cụ thể, Nghị định 111 bổ sung thêm hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không thuộc phạm vi điều chỉnh và xóa bỏ quy định về quản lý nhãn hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu không tiêu thụ nội địa.

ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ TINH GỌN (LEAN): NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Lean là mô hình bao gồm các nguyên tắc và công cụ cải tiến có hệ thống, tập trung vào việc tạo giá trị từ góc nhìn của khách hàng và loại bỏ lãng phí trong quá trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ của một tổ chức. Lean giúp tăng khả năng sử dụng các nguồn lực, rút ngắn thời gian chu trình sản xuất và cung cấp dịch vụ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách hàng mà không có bất kỳ sự lãng phí nào thông qua cải tiến liên tục quá trình.

Trong sản xuất Lean, giá trị của một sản phẩm do khách hàng quyết định, sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng cả về chất lượng, thời gian và giá cả. Để đánh giá giá trị từ góc nhìn của khách hàng, các công ty phải phân tích kỹ lưỡng mọi quá trình kinh doanh, nhận biết đâu là giá trị trong quá trình sản xuất và cung cấp dịch vụ. Lean trước hết là phải hiểu được tất cả mọi hoạt động cần thiết để làm ra một sản phẩm cụ thể, sau đó tối ưu hóa toàn bộ quá trình từ góc nhìn của khách hàng. Quan điểm này rất quan trọng vì nó giúp nhận biết hoạt động nào thực sự tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị nhưng cần thiết và hoạt động nào không tạo ra giá trị cần phải loại bỏ.

CÔNG BỐ HỢP CHUẨN

1. Nguyên tắc công bố hợp chuẩn

- Đối tượng của công bố hợp chuẩn là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường được quy định trong tiêu chuẩn tương ứng. Công bố hợp chuẩn là hoạt động tự nguyện.

- Việc công bố phù hợp tiêu chuẩn tương ứng dựa trên:

+ Kết quả chứng nhận hợp chuẩn do tổ chức chứng nhận đã đăng ký thực hiện hoặc;

+ Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

Việc thử nghiệm phục vụ đánh giá hợp chuẩn phải được thực hiện tại tổ chức thử nghiệm đã đăng ký.

2. Trình tự công bố hợp chuẩn

Việc công bố hợp chuẩn được thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Đánh giá sự phù hợp đối tượng của công bố hợp chuẩn với tiêu chuẩn tương ứng. Kết quả đánh giá hợp chuẩn là căn cứ để tổ chức, cá nhân công bố hợp chuẩn.

- Bước 2: Đăng ký hồ sơ công bố hợp chuẩn tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất đăng ký doanh nghiệp hoặc đăng ký hộ kinh doanh (sau đây viết tắt là Chi cục).

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG LUẬT TC &QCKT VÀ LUẬT CLSPHH: NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA, HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Ngày 16/12/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2114/QĐ-TTg kế hoạch thực hiện Kết luận số 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm vụ Quốc khóa khóa XV, trong đó giao trách nhiệm cho Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, rà soát Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (TC&QCKT) và Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Luật CLSPHH).

Luật TC&QCKT số 68/2006/QH11 được Quốc hội Khóa XI kỳ họp thứ 9 thông qua gồm 07 Chương và 71 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2007 và Luật CLSPHH số 05/2007/QH12 được Quốc hội Khóa XII kỳ họp thứ 2 thông qua gồm 07 Chương và 72 Điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2008 đã trở thành cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng như hoạt động quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại Việt Nam.

Chung nhan Tin Nhiem Mang

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH HẢI DƯƠNG

Trưởng Ban biên tập: Ths. Phạm Văn Mạnh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Hải Dương

Giấy phép số: 01/GP-STTTT do Sở TT&TT cấp ngày 29/06/2015.

Địa chỉ: Số 209 Nguyễn Lương Bằng - TP. Hải Dương - tỉnh Hải Dương.

Điện thoại: 0220. 3892436 - Email: sokhcn@haiduong.gov.vn

Website Sử dụng Portal mã nguồn mở Joomla 3.4, theo Luật bản quyền GNU/GPL.