Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh C-19,việc thực hiện phát triển sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn thách thức. Với quyết tâm nhằm hiện thực hóa các chỉ tiêu đề ra tại Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 18/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII, toàn ngành Nông nghiệp và PTNT đã nỗ lực, quyết tâm, phấn đấu hoàn thành “mục tiêu kép”, kết quả đã đạt và vượt các mục tiêu.

Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp trong năm 2021 phát triển, tăng trưởng tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, trong đó nhiều nội dung đã tạo sự đột phá. Cơ cấu trà lúa, giống lúa và phương thức gieo cấy có sự chuyển biến tích cực. Dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Nuôi trồng thủy sản được duy trì, giữ ổn định. Phong trào xây dựng nông thôn mới đã được các cấp, các ngành vào cuộc tích cực, tạo sự chủ động trong quá trình triển khai thực hiện, hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh. Công tác xúc tiến tiêu thụ sản phẩm nông sản được quan tâm, thực hiện tốt nên việc tiêu thụ cơ bản đảm bảo, không có hiện tượng ế thừa. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến đặc biệt là chuyển đổi số trong nông nghiệp được quan tâm trong tất cả các lĩnh vực của ngành.

Những kết quả đạt được đã khẳng định nông nghiệp, nông thôn Hải Dương đã và đang đi đúng hướng, những giải pháp đúng, trúng, kịp thời, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp trong nền kinh tế thị trường, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra.

Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 20.308 tỷ đồng, đạt 103,35% so kế hoạch, tăng 6,9% so với năm 2020 và đứng thứ 2 toàn quốc. Sản xuất cây vụ Đông năm 2020 - 2021. Giá trị sản xuất đạt 3.488 tỷ đồng tăng 8,7%, cao nhất toàn quốc. Năng suất lúa bình quân cả năm đạt 62,93 tạ/ha, cao nhất từ trước đến nay. Triển khai thành công Chương trình “Kết nối trái tim, chung tay đẩy lùi dịch COVID-19”: Kết nối hỗ trợ tiêu thụ gần 180.000 tấn rau, quả vụ Đông, 1,8 triệu gà đồi Chí Linh bị ảnh hưởng do đợt dịch Covid-19 bùng phát ngày 27/01/2021. Huy động được gần 3,1 tỷ đồng tiền mặt và gần 1,9 tỷ đồng bằng trị giá hàng hóa, nhu yếu phẩm; tặng hơn 14.000 xuất quà trị giá hơn 03 tỷ đồng và số hàng hóa, nhu yếu phẩm đã tiếp nhận, chuyển đến tay người dân, công nhân khó khăn trong khu phong tỏa; trao 100 xuất quà cho gia đình chính sách trong khu phong tỏa trong dịp Tết nguyên đán. Tích cực hỗ trợ nông dân kết nối tiêu thụ thủy sản do bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, với hơn 30 thương lái, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, lượng hỗ trợ tiêu thụ đạt gần 2.000 tấn.

Năm 2021, diện tích gieo cấy lúa cả năm được 110.971 ha (đạt 99,97% KH), chiếm 72,7% tổng diện tích cây hàng năm, giảm 1,36% (1.527ha) so với năm 2020). Năng suất lúa cả năm tăng vượt trội, trung bình ước đạt 62,9 tạ/ha/vụ, cao hơn 2,34 tạ/ha so với năm 2020. Sản lượng lúa toàn tỉnh đạt 698.337 tấn. Tổng diện tích cây rau màu toàn tỉnh cả năm 41.684 ha tăng 513 ha so với năm 2020, đạt 104,2% so kế hoạch. Trong đó, cây rau các loại đạt 30.542 ha (tăng 105 ha), sản lượng ước đạt 803.963 tấn (tăng 7,49%) so với năm 2020. Riêng vụ đông năm 2020 - 2021, giá trị sản xuất theo giá cố định đạt 3.488 tỷ đồng, tăng 8,7% (tăng 278 tỷ đồng). Tổng diện tích cây ăn quả ước đạt 21.570 ha, tăng 205 ha so với năm 2020, trong đó cây vải 8.950 ha, nhãn 2.133 ha, ổi 2.416 ha, na 1.063 ha. Tổng sản lượng quả các loại đạt 284.929 tấn, bằng 111,9% kế hoạch, tăng khoảng 22.771 tấn so năm trước.

Tỷ trọng chăn nuôi công nghiệp, trang trại đối với chăn nuôi gia cầm chiếm khoảng 55%, chăn nuôi lợn là 45%. Tổng đàn lợn ước đạt 368.175 con, tăng 32,15%; đàn gia cầm ước đạt 15,195 triệu con, tăng 1,66%; đàn trâu, bò ước đạt 21.100 con, giảm 0,11% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 124.310 tấn, tăng 19,9%. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 12.200 ha, đạt 102,9% kế hoạch và tăng 2,78% so với năm trước; tổng sản lượng thủy sản ước đạt 95.000 tấn, đạt 105,56% so kế hoạch.Toàn tỉnh có 7.040 lồng nuôi cá trên sông, với tổng thể tích lồng nuôi là 860.000 m3 ở 9 huyện, thành phố, thị xã; Sản lượng nuôi lồng 19.500 tấn đạt 113,37% so với kế hoạch năm.

Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh 11.177 ha (trong đó diện tích có rừng 8.982 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là 2.195 ha). Toàn tỉnh hiện có 368 HTX nông nghiệp và 363 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/02/2020 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hết năm 2021, toàn tỉnh đã hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới với 178/178 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới và 12/12 đơn vị cấp huyện hoàn thành xây dựng nông thôn mới, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị công nhận tỉnh nông thôn mới. Số xã đã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao là 43 xã. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu là 04 xã.Tổ chức tập huấn chuyển giao TBKT được gần 500 lớp, cho gần 17.000 lượt người tham dự. Xây dựng các mô hình trình diễn, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Kết quả sản phẩm OCOP được UBND tỉnh công nhận năm 2021 là 53 sản phẩm (trong đó 29 sản phẩm 4 sao và 24 sản phẩm 3 sao).Đến nay, toàn tỉnh đã có 128 sản phẩm OCOP, trong đó: 65sản phẩm OCOP đạt 4 sao, 61sản phẩm OCOP đạt 3 sao và có 02 sản phẩm tiềm năng 5 sao đề nghị Hội đồng đánh giá, phân hạng cấp quốc gia xếp hạng. Năm 2021, đã triển khai thực hiện cấy máy được  910,2 ha, tại 12 huyện, TP, TX đạt 98,9% kế hoạch. Tăng 59,60 ha (10,7%) so với năm 2020.

Trong năm 2021, tiếp tục duy trì thực hiện hỗ trợ các Kế hoạch liên kết đã được phê duyệt năm 2020 với các sản phẩm cà rốt, bắp cải, khoai tây, ổi, dưa lưới, bắp cải, gà thịt. Đã xây dựng được 40 vùng sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế (diện tích 450ha) với sản lượng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU,…; diện tích sản xuất theo GAP 6.300 ha, sản lượng 40.000 tấn. Đã triển khai được 35 vùng sản xuất với diện tích 580 ha rau (cà rốt, cải bắp, súp lơ, dưa chuột,...) theo tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ xuất khẩu. Trong đó có 480 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, 50 ha sản xuất theo GlobalGAP, 50 ha sản xuất an toàn. Đã làm thủ tục đề nghị nghị Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số cho 20 vùng sản xuất.

Năm 2022, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung thúc đẩy sản xuất nông nghiệp Hải Dương bứt phá về giá trị và xây dựng nông thôn mới văn minh hiện đại, tạo nền tảng phát triển tỉnh Hải Dương theo hướng “tăng trưởng xanh, chuyển đổi số”.Đổi mới mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp dựa trên động lực khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.Cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, gắn với xây dựng nông thôn mới xoay quanh ba trụ cột “nông nghiệp sinh thái”, “nông thôn hiên đại” và “nông dân thông minh”.Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm và cân bằng dinh dưỡng.Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng phục vụ chuyển đổi nông nghiệp, kinh tế nông thôn và hạn chế tình trạng tổn thất sau thu hoạch để nâng cao giá trị nông sản, sản phẩm nông nghiệp. Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa nhà nhà nước, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, hợp tác xã và người nông dân để tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Lựa chọn mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện sản xuất của người nông dân.

 

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây