Tiêu thụ vải thiều thời 4.0

Năm 20201, diện tích vải của toàn tỉnh Hải Dương vào khoảng 9.500 ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 50.000 - 55.000 tấn. Trong đó, TP.Chí Linh có 3.500 ha, chủ yếu là vải thiều; huyện Thanh Hà 3.300 ha gồm 1.200 ha vải sớm và 2.100 ha vải thiều, còn lại ở các địa phương khác.

Tiêu thụ vải thiều thời 4.0

Từ năm 2020 đến nay, Hải Dương đã xây dựng vùng vải thiều đạt chất lượng xuất khẩu đi các thị trường khó tính. Tại huyện Thanh Hà và TP.Chí Linh đã sản xuất vải theo tiêu chuẩn quốc tế và theo quy trình GlobalGAP 45 vùng, diện tích 500 ha. Trong đó, vải 450 ha, sản lượng dự kiến 2.500 tấn. Diện tích sản xuất theo VietGAP: 6.300 ha, trong đó: Thanh Hà: 3.300 ha (chủ yếu là vải); Chí Linh 3.000 ha (vải khoảng 3.000 ha). Diện tích được cấp chứng nhận GAP: 1.000 ha (trong đó, 50 ha GlobalGAP cấp mới năm 2021; 500 ha VietGAP cấp mới năm 2021 và 450 ha duy trì những năm trước).Diện tích được cấp mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu, tổng diện tích khoảng 10.000 ha. Trong đó, 45 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Mỹ, Úc, Nhật Bản... (Thanh Hà 37 vùng và Chí Linh 10 vùng). Diện tích 500 ha, 9 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Thái Lan, diện tích gần 100 ha, 77 mã số vùng trồng xuất khẩu đi Trung Quốc, diện tích gần 10.000 ha.

Năm 2021 huyện Thanh Hà sẽ hỗ trợ hơn 2,5 tỷ đồng để tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại sản phẩm vải thiều Thanh Hà, hỗ trợ các vùng sản xuất, sửa chữa biển quảng cáo; in thư mời các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; tem truy xuất nguồn gốc…Để giới thiệu, quảng bá sản phẩm vải thiều Thanh Hà tới mọi miền đất nước và phát triển ra thị trường quốc tế, huyện Thanh Hà tăng cường tuyên tuyền qua hệ thống đài phát thanh huyện, các cơ quan thông tấn báo chí trong tỉnh, Trung ương và các tỉnh lân cận; quan tâm chia sẻ thông tin hay về vải thiều Thanh Hà trên mạng xã hội. Đẩy mạnh tuyên truyền về đặc tính, ưu điểm nổi bật của vải thiều Thanh Hà; tổ chức các đoàn tham gia xúc tiến thương mại sản phẩm quả vải tại cửa khẩu Lạng Sơn, Lào Cai và các thành phố lớn. Bên cạnh đó huyện tích cực tuyên truyền quảng bá công tác du lịch sông Hương, du lịch miệt vườn khi vào vụ thu hoạch.

Trên địa bàn tỉnh có 75 cơ sở đóng gói được cấp mã số (trong đó, 1 cơ sở đóng gói vải xuất khẩu đi Mỹ, 01 cơ sở đóng gói vải xuất khẩu đi Úc; 01 cơ sở đóng gói vải xuất khẩu đi Thái Lan; 03 cơ sở đóng gói vải xuất khẩu đi Nhật Bản và 70 cơ sở đóng gói xuất khẩu đi Trung Quốc); Có 4 buồng hun trùng vải xuất khẩu đi Nhật Bản thuộc 3 doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Thanh Hà và Gia Lộc (cả nước có 6 buồng hun trùng vải xuất khẩu đi Nhật Bản). Thời gian thu hoạch vải dự kiến bắt đầu từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6/2021.Thị trường Trung Quốc tiêu thụ 50% sản lượng Vải của tỉnh (trong đó chủ yếu tiêu thụ vải sớm); 40% thị trường trong nước và khoảng 5 - 7% xuất khẩu đi các thị trường khó tính (Nhật Bản, Mỹ, Úc, EU, Singapore, …). Khoảng 5% chế biến (xấy khô, đóng non, cấp đông cùi, làm sirup,…). 60% tiêu thụ tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh; 10% tiêu thụ nội tỉnh và khoảng 30% tiêu thụ tại các tỉnh thành khác trong cả nước.

Đầu tháng 01/2021, tỉnh Hải Dương đã làm việc với Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) về chương trình kết nối, quảng bá, xúc tiến thương mại điện tử, minh bạch thông tin sản phẩm và truy xuất nguồn gốc nông sản tỉnh Hải Dương năm 2021.

Ngày 6/5, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức chương trình huấn luyện về truy xuất nguồn gốc và tham gia gian hàng cấp quốc gia về xúc tiến thương mại trên sàn thương mại điện tử. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, hội nghị tập huấn được triển khai theo hình thức vừa trực tiếp vừa trực tuyến với sự tham gia của 20 đại biểu tại hội trường và gần 100 học viên tham gia online là các thành viên Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, các chủ thể sản phẩm OCOP...Tại chương trình, các chuyên gia hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp tỉnh Hải Dương làm tốt truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm và tránh hiện tượng trà trộn, làm giả thương hiệu. Hướng dẫn cách đưa sản phẩm lên sàn giao dịch thương mại điện tử và hướng dẫn cách bán hàng qua sàn giao dịch thương mại điện tử; giúp việc quảng bá thương hiệu vải thiều, sản phẩm OCOP của tỉnh tốt hơn.

Để chuẩn bị cho vải thiều xuất khẩu, Hải Dương đã kết nối với các công ty xuất khẩu như Công ty Amei, Công ty Rồng đỏ... Hiện các công ty này đã lắp đặt buồng vô trùng tại Hải Dương, sẵn sàng cho các công đoạn xuất khẩu vải thiều.

Cùng với những hoạt động trên, Sở NN&PTNT Hải Dương đang phối hợp với các đơn vị của Bộ Công Thương thực hiện thủ tục để đưa vải thiều lên bốn sàn thương mại điện tử là Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn. Năm nay là năm đầu tiên Hải Dương quả vải được bán trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử là Alibaba.com, Voso.vn, Sendo.vn và Lazada.vn. Theo kế hoạch, từ ngày 15/5, vải thiều Hải Dương sẽ chính thức được bán trực tuyến qua các kênh kể trên.

Thời gian qua, thương hiệu vải thiều Hải Dương đã chinh phục nhiều thị trường khó tính: Mỹ, Australia, EU, Nhật Bản, Singapore...Năm 2020, mặc dù dịch COVID-19 nhưng Hải Dương đã có một vụ vải thắng lợi. Sản lượng vải toàn tỉnh năm 2020 ước đạt 43.000 tấn; trong đó, 23.000 tấn vải sớm và khoảng 20.000 tấn vải thiều. Lượng vải tiêu thụ trong nước ước khoảng 50%, còn lại là được xuất khẩu. Tổng giá trị thực tế quả vải năm 2020 đạt 1.166 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng so với năm 2019.

Hiện nay, Hải Dương đã có kế hoạch xây dựng, duy trì phát triển vùng vải thiều đảm bảo chất lượng tiêu chuẩn xuất khẩu và đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các lễ hội vải thiều, ngày hội mở vườn. Dự kiến các Lễ hội Vải thiều sẽ được tổ chức vào đầu tháng 6/2021.

Hải Ninh

 

 

 

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây