Hải Dương: Sản xuất và cung ứng các sản phẩm nông nghiệp để ứng phó với dịch Covid - 19

Đến hết tháng 02/2021 các địa phương trong toàntỉnh đã gieo trồng được 22.302 ha. Đến ngày 15/2/2021, đã thu hoạch được 19.500 ha, đạt 87,4% diện tích; còn 2.802 ha đang đến kỳ thu hoạch. Trong đó, hành còn 2.000 ha, sản lượng 46.000 tấn (80% bảo quản tại nông hộ, 20% chế biến tại tỉnh); cà rốt 552 ha, sản lượng 30.700 tấn (90% xuất khẩu, 10% tiêu thụ nội địa); cải bắp, su hào, súp lơ, rau ăn lá 250 ha, sản lượng 8.000 tấn (30% xuất khẩu, 70% tiêu thụ nội địa). Vụ xuân: Trồng mới được 3.115 ha, đạt 31,1% kế hoạch (10.000 ha). Cây trồng chủ yếu Bắp cải, su hào, rau ăn lá các loại, ngô, lạc…Diện tích vải toàn tỉnh 9.168 ha. Trong đó, Thanh Hà: 3.328 ha; Chí Linh: 3.548 ha; các huyện, TP còn lại 2.292 ha. Thời tiết vụ đông năm nay thuận lợi, cùng với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nên các trà vải ra hoa cao. Trà vải sớm ra hoạt trên 95%, hiện đang ở giai đoạn nở hoa đến đậu quả; vải thiều ra hoa trên 85%, hiện đang ở giai đoạn vươn mầm hoa.

Ngày 08/01/2021 trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 02 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Bắc An và phường Cộng Hòa, TP.Chí Linh số gia cầm phải tiêu hủy là 6.996 con. Đến nay đã được công bố hết dịch, không phát sinh ổ dịch mới. Ngành nông nghiệp đã hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chủ động kiểm soát, giám sát dịch bệnh; giám sát phát hiện sớm bệnh Lở mồm long móng gia súc, bệnh DTLCP, Tai xanh ở lợn, kiểm soát không để bệnh Dịch tả lợn Châu phi tái bùng phát trên địa bàn tỉnh. Tổng đàn lợn hiện có 370.000 con (số con xuất bán trước và trong tết là 90.650 con, sản lượng xuất bán 9.065 tấn thịt); tổng đàn gia cầm 14,5 triệu con (số lượng gia cầm đã xuất bán trước và trong tết là 2,45 triệu con, chủ yếu là gà thịt; sản lượng xuất bán 6.150 tấn thịt); tổng sản lượng trứng gia cầm khoảng 5 triệu quả/tháng.

Diện tích nuôi ao toàn tỉnh đạt 11.850 ha, trong đó diện tích đến kỳ thu hoạch khoảng 3.300 ha, sản lượng được xuất bán khoảng 14.000 tấn. Số lượng lồng đang nuôi cá 6.588 lồng, sản lượng khoảng 13.600 tấn, trong đó số lồng đến kỳ thu hoạch khoảng 2.000 lồng, sản lượng được xuất bán đến hết tháng 2 khoảng 3.000 tấn.

Tuy nhiên việc vận chuyển, cung ứng các vật tư nông nghiệp; giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản gặp rất nhiều khó khăn do các đơn vị cung ứng ngoài tỉnh ngại đến vùng dịch hoặc các chốt kiểm soát dịch liên tỉnh (Hải Phòng, Quảng Ninh) không cho vận chuyển qua kể cả hình thức chuyển tải, đổi lái xe. Một số ít sản phẩm nông sản tại một số vùng trên địa bàn tỉnh hiện đang gặp khó khăn trong công tác tiêu thụ do một số nguyên nhân chính sau: Các tỉnh lân cận áp dụng biện pháp kiểm soát chặt để ngăn chặn lây lan dịch bệnh Covid 19. Đặc biệt một số tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Bắc Ninh cấm tất cả các phương tiện và người Hải Dương vận chuyển hàng hóa, đi vào địa bàn. Một số tỉnh khác (Hà Nội, Thái Bình, Hưng Yên, ...) vẫn cho xe Hải Dương vào tỉnh, nhưng kiểm soát chặt. Các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng tiêu thụ và người tiêu dùng có tâm lý e ngại, không muốn sử dụng các sản phẩm nông nghiệp của Hải Dương và tiếp xúc với người Hải Dương. Các doanh nghiệp tiêu thụ, thương lái của tỉnh khác không đến Hải Dương để thu mua nông sản.

Đảm bảo hậu cần và tổ chức cách ly phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Hải Dương, sản xuất rau màu vụ xuân: đã gieo trồng mới được 2.300 ha. Hiện nay các địa phương đang tập trung làm đất, gieo cấy lúa chiêm xuân theo lịch chỉ đạo. Việc lấy nước đổ ải, làm đất và cung ứng vật tư phục vụ sản xuất Chiêm xuân cơ bản thuận lợi, đủ phục vụ cho sản xuất.

Tổng đàn lợn 370.000 con, trong đó số con đến thời xuất bán là 90.650 con, dự kiến sản lượng xuất bán 9.065 tấn thịt; Tổng đàn gia cầm 14,5 triệu con, trong đó số con đến thời xuất bán là 2,45 triệu con (chủ yếu là gà thịt), dự kiến sản lượng xuất bán 6.150 tấn thịt. Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 11.850 ha, trong đó: diện tích đến kỳ thu hoạch 3.560 ha, sản lượng thu hoạch khoảng 15.000 tấn; số lượng lồng đang nuôi cá 6.988 lồng, số lồng đến kỳ thu hoạch trên 2.000 ha, sản lượng thu hoạch khoảng trên 4.000 tấn.

Nhu cầu các sản phẩm đến hết tháng 3/2021: Gạo 34.000 tấn; rau củ các loại 57.000 tấn; trái cây 22.000 tấn. Hiện sản lượng lúa gạo đự trữ tại các hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh 200.000 tấn. Toàn tỉnh cung ứng được khoảng 180.000 tấn rau, củ các loại (do đang thu hoạch cây vụ đông và cây rau vụ xuân). Nhu cầu thịt cần cung cấp từ nay đến hết tháng 3/2021 khoảng 15.000 tấn thịt các loại và khoảng 10 triệu quả trứng. Khả năng cung ứng thịt là 38.900 tấn (trong đó: thịt lợn 14.000 tấn, thịt gia cầm 14.900 tấn) và trứng các loại 5 triệu quả. Nhu cầu các sản phẩm thủy sản khoảng 12.000 tấn, khả năng cung ứng các sản phẩm thủy sản từ nay đến hết tháng 3/2021 là 23.000 - 30.000 tấn. Khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn tỉnh nói chung và TP.Chí Linh nói riêng là đảm bảo và còn dư một phần để cung cấp ra các thị trường ngoài tỉnh.

Đối với các khu vực bị phong tỏa, người dân tổ chức sản xuất, thu hoạch trên cơ sở đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch. Đối với các sản phẩm đến thời điểm thu hoạch và có khối lượng lớn như cà rốt, gà đồi thì tiêu thụ ra ngoài thành phố theo hình thức trung chuyển tại các điểm chốt trên cơ sở đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch (khử khuẩn, có xác nhận nguồn gốc của chính quyền địa phương, nơi tiêu thụ sản phẩm...Tiếp tục kết nối các đơn vị thu mua, tăng cường các hình thức thu mua qua các hình thức trực tuyến…Ưu tiên tổ chức sản xuất và thu hoạch đối với cây hành, tỏi do diện tích sản xuất hiện nay đang rất lớn, vì vậy các gia đình chủ động bố trí nhân lực để tiếp tục chăm sóc và thu hoạch để giải phóng đất gieo cấy lúa Xuân. Ưu tiên thu hoạch và bảo quản tại nông hộ để chờ tiêu thụ khi dịch Covid 19 được kiểm soát. Thu hoạch cà rốt từ nay đến cuối tháng 3 năm 2021. Với những diện tích củ còn nhỏ, khuyến khích giữ lại ruộng, tiếp tục chăm sóc để chờ tiêu thụ khi dịch Covid - 19 được kiểm soát; Với những diện tích đã đến kỳ thu hoạch: tiêu thụ tại các doanh nghiệp trong tỉnh (các nhà máy tập trung ở Cẩm Giàng, Gia Lộc - sản lượng thu mua 1 - 5 trăm tấn/ngày/nhà máy). Sau khi sơ chế, đóng gói, bảo quản mát và mang đi tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Ưu tiên tiêu thụ tại chợ và các bếp ăn công nghiệp, bệnh viện dã chiến, các khu cách ly tập trung, các nhà máy, người dân trên địa bàn.

Duy trì các hoạt động sản xuất trên cơ sở đảm bảo các điều kiện phòng chống dịch; Đối với các trang trại chăn nuôi lớn (đa phần các hộ sinh hoạt tại trang trại nên vẫn tổ chức sản xuất, tập trung mua sản phẩm chăn nuôi trong tỉnh nhằm tập trung thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân trong vùng có dịch Covid - 19 để giết mổ phục vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh, hạn chế  việc mua từ các tỉnh xung quanh (Bắc Giang, Hưng Yên...). Tăng cường tuyên truyền tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; vận động người dân trong tỉnh ưu tiên dùng sản phẩm chăn nuôi sản xuất trong tỉnh. Tăng cường công tác kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt bệnh cúm gia cầm A/H5N6, A/H7N9 và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác (dịch tả lợn Châu phi).

Hiện nay, ngoài lượng lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh thì còn dư khoảng 100.000 tấn rau, củ, quả; 20.000 tấn thịt, 8000 tấn cá. Vì vậy, để đảm bảo việc tiêu thụ nông sản kịp thời tăng cường thông tin tuyên truyền đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh về việc các quy trình thu hoạch, chế biến các sản phảm nông sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh, hỗ trợ duy trì sản xuất trong trường hợp hộ có người mắc bệnh phải cách ly lâu dài. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ đối với các xe vận tải vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp để tránh mang nguồn bệnh vào khu vực. Vận động các hộ nông dân liên kết để mua thức ăn và bán sản phẩm tập trung. Vùng có dịch thành lập đầu mối thu mua sản phẩm của nông dân để địa phương xác nhận nguồn gốc; đặc biệt các HTX dịch vụ nông nghiệp và HTX thuỷ sản của xã, phường đứng ra kết nối thu mua nông sản giữa nông dân với các doanh nghiệp.Thành lập các điểm trung chuyển sản phẩm từ vùng có dịch sang các vùng khác.

Hải Ninh

 


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây