Nhiều chuyển biến trong sản xuất nông nghiệp

Trong bối cảnh dịch Covid 19 diễn biến rất phức tạp, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát. Với tinh thần vừa chống dịch hiệu quả vừa phát triển kinh tế nhằm đạt“mục tiêu kép”, tỉnh Hải Dương đã có các giải pháp hiệu quả, thiết thực, sát thực tế trong công tác tổ chức sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ nông sản, hỗ trợ lương thực, thực phẩm thiết yếu cho công nhân, người dân tại các khu vực bị cách li, phong tỏa.

Sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch được chú trọng phát triển. Chăn nuôi, thủy sản có bước chuyển biến tích cực và hiệu quả về hình thức tổ chức, quy mô, đối tượng nuôi. Dịch bệnh được kiểm soát tốt, phòng trừ kịp thời.

6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá năm 2010) ước đạt 12.112 tỷ đồng, bằng 61,4% kế hoạch năm, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: sản xuất nông nghiệp đạt 10.847 tỷ đồng, tăng 7,47% (trồng trọt tăng 7,04%; chăn nuôi tăng 9,73%).Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá năm 2010) ước đạt 12.112 tỷ đồng, bằng 61,4% kế hoạch năm và tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông nghiệp đạt 10.809 tỷ đồng tăng 7,47%; Thủy sản đạt 1.248 tỷ đồng tăng 6,17%, so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể:

- Cây vụ đông: Toàn tỉnh gieo trồng được 21.811 ha cây rau, màu các loại, đạt 101,4% kế hoạch, tăng 509 ha so với CKNT (Năm 2020 là 21.302 ha). Cơ cấu cây trồng được chuyển dịch theo hướng mở rộng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao, dễ tiêu thụ như cây hành củ; cây cà rốt, cây bắp cải…

- Sản xuất lúa Chiêm xuân: Toàn tỉnh gieo trồng được 55.773ha đạt 100% KH, đến nay đã thu hoạch xong, năng suất ước đạt 65,5 tạ, cao hơn cùng kỳ năm trước (63,1 tạ/ha).

- Cây rau màu vụ xuân: Diện tích toàn tỉnh đạt 9.910 ha, đạt 100,8% KH, cao hơn 417 ha so CKNT.  Năng suất và sản lượng cây rau có hiệu quả kinh tế cao đều tăng so cùng kỳ năm trước.

- Cây vải: Diện tích vải toàn tỉnh có 9.168 ha, tổng sản lượng vải quả ước đạt 55.000 tấn. Mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng vải thiều Thanh Hà vẫn tiêu thụ tốt, được bán qua nhiều kênh khác nhau như các chợ đầu mối, siêu thị trong nước, sàn thương mại điện tử (online) và xuất khẩu đi các nước Mỹ, Nhật, EU, Singapo...

Tính đến 20/6/2021, làm đất được 36.778 ha đạt 65,57% diện tích gieo cấy lúa mùa, diện tích gieo mạ và cấy sớm 1.842,5 ha, đạt 3,33% kế hoạch, dự kiến trà mùa sớm và mùa trung gieo cấy kết thúc trước ngày 10/7/2021, trà mùa muộn dự kiến kết thúc trước 20/7/2021. Đã gieo trồng được 4.379 ha rau màu hè thu, đạt 46,1% kế hoạch.

- Thực hiện tốt công tác kiểm soát, giám sát dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, không xảy ra các ổ dịch lớn, bệnh Dịch tả lợn Châu phi bùng phát trở lại,các ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò đã được kiểm soát. Chủ độngdập dịch Cúm gia cầm và đến nay đã công bố hết dịch (ngày 8/1/2021 xuất hiện 02 ổ dịch cúm gia cầm H5N6 tại xã Bắc An và phường Cộng Hòa, TP.Chí Linh, số gia cầm phải tiêu hủy là 6.996 con).

Tổng đàn trâu, bò 22.250 con, giữ ổn định so với cùng kỳ năm trước. Chăn nuôi lợn đã dần khôi phục, có nhiều cơ sở chăn nuôi lợn đảm bảo các yêu cầu cho việc tổ chức tái đàn, tăng đàn lợn. Tổng đàn lợn ước đạt 370.500 con, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 27.430 tấn giảm tăng 14,4% so với cùng kỳ.

Tổng đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng): 14,043 triệu con, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2020 (trong đó, đàn gà: 10,3 triệu con). Tuy nhiên, việc tăng đàn nhanh gây tình trạng cung vượt cầu, khiến giá bán gà, vịt giảm, cùng với việc dịch bệnh Covid 19 bùng phát nên một số sản phẩm gia cầm khó tiêu thụ, giá bán giảm.

Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 6 tháng đầu năm ước đạt 12.200 ha; tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng lũy kế ước đạt 45.300 tấn, đạt 46,8% KH, trong đó: sản lượng cá nuôi ao ước đạt 33.607 tấn, sản lượng nuôi cá lồng 10.850 tấn, sản lượng thủy sản khác là 843 tấn. Toàn tỉnh hiện có 7.040 lồng với tổng thể tích lồng nuôi là 860.000 m3, sản lượng 10.820 tấn, đạt 60,3% so với kế hoạch, tập trung chủ yếu một số giống như cá diêu hồng, cá rô phi đơn tính, cá nheo mỹ, cá trắm cỏ, cá chép, cá trắm, chép nuôi giòn; cá tầm.Cơ cấu giống cá có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các loại cá chất lượng cao. Con giống đã đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng nhất là các giống cá truyền thống đáp ứng 70 - 80% diện tích nuôi thủy sản của tỉnh. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp toàn tỉnh hiện có 11.177 ha.

Từ nay đến hết năm 2021, tỉnh Hải Dương phấn đấu gieo cấy diện tích 55.250 ha, năng suất 57 tạ/ha, 9.500 ha cây rau màu hè thu, 20.500 ha cây vụ đông, giá trị sản xuất đạt 165 triệu đồng/ha, 22.500 con bò, 480.000 con lợn, 15,5 triệu con gia cầm, 71.000 tấn thịt lợn hơi, 57.000 tấn thịt gia cầm. Tổng sản lượng thuỷ sản 91.750 tấn. Bên cạnh đó tỉnh Hải Dương chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt kế hoạch và chuẩn bị các điều kiện phục vụ sản xuất vụ mùa. Nghiên cứu, lựa chọn để đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt vào sản xuất. Theo dõi sát sao diễn biến của thời tiết, dịch bệnh để có biện pháp hỗ trợ, đối phó kịp thời; tăng cường kiểm soát chất lượng vật tư nông nghiệp đưa vào sản xuất. Tăng cường việc theo dõi, giám sát chặt chẽ dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhằm phát hiện sớm, xử lý kịp thời không để dịch lây lan ra diện rộng, đặc biệt là dịch bệnh dịch tả lợn Châu phi, cúm gia cầm và viêm da nổi cục trên đàn trâu bò; hướng dẫn người chăn nuôi các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tái đàn, tăng đàn lợn đảm bảo các yêu cầu an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh.

Hải Ninh


Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây